Bạn đọc hỏi
Chào Bác sĩ! Tôi thường tự nặn mụn hoặc đi nặn mụn ở spa. Sau đó, tôi thường cảm thấy đau rát trên da nên tôi rửa mặt bằng nước ấm cho đỡ. Tuy nhiên, da không được cải thiện mà càng xấu đi do xuất hiện nhiều vết thâm và mụn sưng mới. Bác sĩ tư vấn giúp nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Cảm ơn bác sĩ!
(Thanh Nhàn – Bạc Liêu)
Bác sĩ trả lời
Với câu hỏi nặn mụn xong có nên rửa mặt không của bạn đọc Thanh Nhàn, Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh, hiện đang công tác tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ trả lời cụ thể như sau:
Nặn mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn và lây lan rất nhanh, dễ để lại sẹo rỗ sâu rất khó phục hồi. Những hậu quả xấu khi nặn mụn sai cách bao gồm:
- Phá vỡ cấu trúc da
- Tăng lượng vi khuẩn có hại lên da
- Ổ mụn bị phá vỡ và lây lan dưới các tầng sâu hơn của da
- Mụn chuyển biến nặng hơn
- Nguy cơ để lại thâm mụn và sẹo rỗ rất cao.
>>> Đọc thêm: Bạn đã nặn mụn đúng cách chưa?
Vậy có nên nặn mụn không? Trên thực tế, không thể phủ nhận những lợi ích của việc nặn mụn đúng cách mang lại. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên nặn mụn ẩn khi đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và quy trình nặn mụn chuẩn y khoa.
Bạn tuyệt đối không nặn những loại mụn không được phép. Vì khi đó, nguy cơ để lại sẹo rỗ rất cao. Trong khi đó, việc điều trị sẹo rỗ rất khó và tốn nhiều chi phí. Ngay cả các cách làm mờ sẹo tiên tiến nhất cũng không đảm bảo phục hồi 100% sẹo rỗ.
Các loại mụn không nên nặn
- Mụn không nhân, mụn viêm không nhân, mụn Viêm
- Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
- Mụn mủ lớn, đau, chảy dịch hoặc mủ hôi.
- Mụn ác tính, viêm, có kích thước lớn và rất đau, đi kèm sốt nhẹ.
- Mụn mủ li ti không có cồi, chỉ có mủ ở các chân lông, chân râu
>>> Đọc thêm: Cách nặn mụn bọc có mủ không để lại sẹo thâm
Cách nặn mụn đúng cách để ngừa thâm, sẹo tại nhà
Cách nặn mụn tại nhà nên được thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mụn và các sản phẩm làm sạch, sát trùng: Tăm bông, Bông tẩy trang, Bao tay y tế, Khăn bông lớn, Thau nước ấm xông nóng.
Bước 2: Làm sạch da và tẩy trang
Dùng bông tẩy trang và thấm dung dịch tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm hoặc kem chống nắng và bụi bẩn từ môi trường.
Bước 3: Xông da mặt bằng nước ấm
Bạn dùng khăn bông trùm đầu để hơi ấm không thoát ra ngoài và hơ mặt trên thau nước ấm với khoảng cách 30 cm. Đây là bước làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông, nới lỏng các bít tắc của nhân mụn để dễ dàng lấy nhân mụn mà không cần tác động mạnh, đồng thời hạn chế đau/ tổn thương da.
Bước 4: Sát khuẩn trước khi lấy mụn
Dùng nước muối sinh lý hoặc Povidine thấm ướt bông tẩy trang, sau đó lau toàn bộ khuôn mặt. Bước này giúp sát trùng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Đây cũng là cách nặn mụn không bị thâm mà bạn có thể áp dụng.
Bước 5: Lấy nhân mụn bằng tăm bông
Đeo bao tay y tế và dùng tăm bông để lấy các nhân mụn đã gom cồi. Bạn có thể nhờ người thân nặn mụn nếu bạn gặp khó khăn khi nhìn trước gương. Các thao tác nên được thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây trầy xước, tổn thương cho da
Bước 6: Sát khuẩn sau khi lấy mụn
Sát trùng lại vết thương hở bằng povidine và nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Bạn nặn mụn bị thâm một phần là do lấy mụn không đúng thời điểm, phần khác là do thiếu bước sát khuẩn như thế này đấy.
Bước 7: Thoa dung dịch PHA
PHA là dung dịch tẩy tế bào chết hóa học dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm, da đang tổn thương, kích ứng. Sử dụng PHA giúp kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu hơn, hỗ trợ khô cồi mụn và rút ngắn thời gian điều trị mụn.
>>> Đọc thêm: Các bước chăm sóc da hàng ngày mà bạn cần thuộc lòng
Bước 8: Thoa dưỡng ẩm
Dùng serum HA thoa lên da để cung cấp độ ẩm cho da, dưỡng da giúp cho da luôn được căng bóng và mịn màng.
Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?
Việc chăm sóc da sau nặn mụn là vô cùng quan trọng. Nếu không cẩn thận sẽ gây ra nhiều hậu quả lâu dài. Cần cẩn trọng trong quá trình lấy nhân mụn cũng như quá trình chăm sóc da sau đó. Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nặn mụn xong có nên rửa mặt không. Đồng thời có thêm kiến thức về cách nặn mụn và chăm sóc da sau khi nặn mụn.
[embed-health-tool-bmi]