backup og meta

Để tóc ướt đi ngủ có sao không? Tác hại khi để tóc ướt đi ngủ

Để tóc ướt đi ngủ có sao không? Tác hại khi để tóc ướt đi ngủ

Mọi người sẽ có nhiều ý kiến trái chiều khi nhắc đến vấn đề ‘để tóc ướt đi ngủ có sao không’. Một số người cho rằng, để tóc ướt khi đi ngủ sẽ gây hại cho tóc và da đầu. Trong khi một số người khác lại cho rằng đi ngủ khi tóc còn ướt không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tác hại của việc để tóc ướt khi đi ngủ và giải đáp một số thắc mắc liên quan. Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Có nên để tóc ướt khi đi ngủ không?

Tính đến nay chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh việc để tóc ướt khi đi ngủ là nguyên nhân gây ra bất kỳ bệnh lý nào hoặc gây hại cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên không phải vì vậy mà các chuyên gia sức khỏe ủng hộ việc bạn đi ngủ với một mái tóc ướt.

“Mặc dù để tóc ướt khi đi ngủ chưa được xác định có phải là nguyên nhân gây ra các bệnh lý hay không nhưng đi ngủ với một mái tóc ướt quả thực sẽ gây phát sinh ra nhiều vấn đề. Vì gối nằm bị ẩm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển”.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Dustin Cotliar cộng tác tại Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Mỹ - Sleep Foundation cho biết:

Tác hại đến sức khỏe khi để tóc ướt đi ngủ

Để tóc ướt đi ngủ khiến bạn dễ bị cảm lạnh, tóc xơ rối, mắc các bệnh về da như gàu, nấm tóc, mụn trứng cá… Nhiều người cho rằng đây là những tác hại có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên đi ngủ với một mái tóc ướt. Điều này có đúng với các phân tích khoa học không?

Để tóc ướt đi ngủ có sao không?
Để tóc ướt đi ngủ có sao không?

Để tóc ướt đi ngủ khiến tóc dễ hư tổn

Để tóc ướt khi đi ngủ không hẳn sẽ làm hư tổn tóc ngay, nhưng sẽ khiến tóc bạn bị xơ rối và dễ gãy trong khi ngủ. Lý do là vì tóc sẽ dễ trở nên yếu, mỏng và dễ gãy rụng sau khi tiếp xúc với hóa chất và nước (dầu gội đầu).

Ở trạng thái khô, tóc có độ hồi và kéo dãn dài hơn 30% so với ban đầu mà không hề gây gãy rụng. Trong khi đó, nếu tiếp xúc với hóa chất như dầu gội đầu, dầu xả… tóc sẽ bắt đầu yếu và dễ gãy hơn.

Mắc các vấn đề về da đầu

Trên thực tế, cơ thể chúng ta nói chung và da đầu nói riêng đều có sự hiện diện của rất nhiều loại nấm và vi khuẩn khác nhau, nhưng chúng không gây hại. Tuy nhiên, trong điều kiện thích hợp (ví dụ môi trường ẩm ướt), chúng sẽ bắt đầu gây ra một số ảnh hưởng nhất định.

Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra với da đầu nếu bạn đi ngủ với một mái tóc ướt:

  • Viêm da đầu do nấm (tinea capitis): Các loại nấm gây viêm da đầu thường phát triển ở những nơi có độ ẩm, theo thời gian nó còn khiến cho tóc dễ gãy rụng, bong tróc da đầu…
  • Nấm Malassezia: Loại nấm này thường được tìm thấy ở nang lông và có thể gây viêm da tiết bã, Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các mảng gàu và các mảng da nhờn trên đầu và da mặt.
  • Nấm Aspergillus fumigatus: Theo Bách khoa toàn thư Y tế – Medlineplus cho biết, đây là một loại nấm được chứng minh là có trú ẩn trên gối nằm, ở điều kiện phát triển tốt nó sẽ gây viêm nhiễm và nặng hơn nữa là gây viêm hô hấp.

Mụn trứng cá

Theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ – NIH cho biết, mụn trứng cá có thể sẽ xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi tế bào da chết, độ ẩm hoặc bã nhờn tự nhiên của cơ thể. Nếu để tóc ướt đi ngủ, bạn sẽ làm cho chiếc gối nằm bị ẩm và tăng độ nhờn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm nhiễm trên da mặt.

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên đi ngủ với một mái tóc sạch sẽ và khô thoáng. Bạn cũng nên thay drap gối và drap giường 1 – 2 tuần một lần. Điều này giúp giảm nguy cơ bị gây mụn trứng cá, ngoài ra cũng giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ khi được ngủ trên một chiếc giường sạch sẽ và thoải mái thường xuyên.

Để tóc ướt đi ngủ khiến bạn dễ bị cảm lạnh

Theo thông tin truyền miệng từ xưa đến nay, để tóc ướt khi đi ngủ sẽ khiến bạn bị cảm lạnh. Tuy nhiên về mặt y khoa thì tình trạng tóc ướt không liên quan gì đến nguy cơ gây cảm lạnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC cho biết, bạn sẽ bị cảm lạnh khi cơ thể bạn bị nhiễm vi rút gây cảm lạnh (phổ biến là chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus) hoặc do có tiếp xúc gần với nguồn gây nhiễm bệnh.

Nên làm gì nếu bạn bắt buộc phải đi ngủ với mái tóc ướt?

Trong một vài tình huống bắt buộc bạn phải đi ngủ với mái tóc ướt (ví dụ như bạn tắm đêm), bạn nên sử dụng các loại xịt dưỡng tócBên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Sử dụng gối lụa: Vỏ gối bằng lụa sẽ tạo ra ít ma sát bề mặt hơn so với vỏ gối bằng vải cotton thông thường.
  • Sử dụng dầu dưỡng ẩm tóc: Một số loại mỹ phẩm dưỡng ẩm tóc hoặc dầu dừa có công dụng bảo vệ tóc khỏi hư tổn và giảm rủi ro tóc bị yếu sau khi tiếp xúc với hóa chất như dầu gội, dầu xả…
  • Sử dụng sleeping cap / hair cap: Đây là một chiếc mũ bao bọc toàn bộ mái tóc của bạn, giúp giảm sự ma sát giữa tóc của bạn và gối nằm. 
  • Dùng dầu xả: Dầu xả giúp bảo vệ lớp biểu bì tóc, giảm ma sát và giúp tóc dễ gỡ rối hơn. Tóc đã tẩy hoặc đã qua xử lý hóa chất có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ việc dưỡng tóc thường xuyên.
  • Đi ngủ sớm: Khi đã có thói quen đi ngủ sớm, bạn sẽ buộc mình đi tắm và gội đầu sớm hơn trước giờ đi ngủ. Khi đó bạn sẽ có đủ thời gian làm khô tóc và chải tóc gọn gàng trước khi ngủ.

Các câu hỏi thường gặp

Để tóc ướt có bị đau đầu không?

Những cơn đau đầu xuất hiện vào buổi sáng có thể là do bạn đang bị cảm lạnh trước đó hoặc cũng có thể do bạn vừa đi ngủ với mái tóc ướt đêm qua. Tuy nhiên về mặt y khoa thì vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào mang tính khẳng định cho điều này.

Vì có nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ với tóc ướt không gây bệnh, nhưng cũng có các nghiên cứu cho thấy để tóc ướt là nguyên nhân tiềm ẩn gây cảm lạnh và nhức đầu nguyên phát. Vậy tốt hơn hết thì bạn không nên để tóc ướt khi đi ngủ.

Tóc ướt ngồi quạt và ngủ máy lạnh có sao không?

Tóc ướt ngồi quạt và ngủ máy lạnh không hẳn sẽ khiến bạn mắc bệnh ngay lập tức. Tuy nhiên điều này sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh do sau khi tắm lỗ chân lông của bạn chưa se khít hoàn toàn. Ngoài ra, đi ngủ khi tóc còn ướt sẽ làm cho tóc dễ gãy rụng như đã đề cập ở trên.

Nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên?

Trong bài viết trước ‘nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên’, Hello Bacsi đã chia sẻ rằng, việc lựa chọn cách làm khô tóc như thế nào sẽ nên được quyết định dựa trên yếu tố sau:
  • Loại tóc của bạn: Tóc khô, xơ rối hoặc dễ gãy rụng thì nên để tóc khô tự nhiên. Tóc dầu hoặc tóc có kiểu dáng phức tạp thì có thể sấy tóc để giúp tóc vào nếp.
  • Sở thích cá nhân: Một số người thích cảm giác tóc khô tự nhiên, trong khi những người khác thích cảm giác tóc được sấy khô.
  • Thời gian: Nếu bạn có ít thời gian nhưng cần tóc khô nhanh để không ảnh hưởng đến những sinh hoạt khác thì sấy tóc là lựa chọn phù hợp ngay lúc đó.
  • Môi trường: Nếu bạn sống ở môi trường ẩm ướt thì sấy tóc có thể giúp tóc khô nhanh hơn và tránh bị bết dính.

Kết luận

Tóm lại, bạn không nên để tóc ướt khi đi ngủ dù tình trạng này chưa được xem là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý như cảm lạnh và đau đầu. 

Trong trường hợp bạn buộc phải đi ngủ với mái tóc ướt thì có thể sử dụng dầu dừa để cấp ẩm, sử dụng vỏ gối bằng lụa hoặc nếu được thì sử dụng mũ bảo vệ tóc sleeping cap. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn cũng như giải đáp được thắc mắc cho bạn về việc có nên để tóc ướt khi đi ngủ hay không.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is It Bad to Sleep With Wet Hair?
https://www.sleepfoundation.org/sleep-faqs/is-it-bad-to-sleep-with-wet-hair#references-128192
Truy cập ngày: 25.03.2024

Hair Cosmetics: An Overview – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4387693/
Truy cập ngày: 25.03.2024

Is It Bad to Sleep With Wet Hair?
https://www.sleepfoundation.org/sleep-faqs/is-it-bad-to-sleep-with-wet-hair#references-128192
Truy cập ngày: 25.03.2024

Acne Breakouts | NIH News in Health
https://newsinhealth.nih.gov/2018/07/acne-breakouts
Truy cập ngày: 25.03.2024

Is It Bad to Sleep with Wet Hair? | University of Utah Health
https://healthcare.utah.edu/healthfeed/2023/09/it-bad-sleep-wet-hair
Truy cập ngày: 25.03.2024

ACNE-LIKE BREAKOUTS COULD BE FOLLICULITIS
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/folliculitis
Truy cập ngày: 25.03.2024

Phiên bản hiện tại

27/03/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Xịt dưỡng tóc có tác dụng gì? Review 6 loại xịt dưỡng tóc gỡ rối tóc hiệu quả

Uốn tóc có hại không? Nên uốn tóc bao nhiêu lần 1 năm?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 27/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo