Da đỏ, sần sùi, ngứa do kích ứng không những khiến bạn khó chịu mà còn gây nhiều cản trở trong sinh hoạt hằng ngày. Làm thế nào để nhanh chóng phục hồi da bị kích ứng?
Nguyên nhân khiến da bị kích ứng mẩn đỏ có thể do thuốc, mỹ phẩm, thức ăn,… Tình trạng kích ứng có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn khi da không được chăm sóc đúng cách. Nếu bạn đang tìm cách phục hồi da bị kích ứng nhanh chóng, Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây!
Cách nhận biết da bị kích ứng
Da bị kích ứng mẩn đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với mối đe dọa. Thông thường, điều này sẽ không gây hại đến sức khỏe của bạn. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng.
Một số các triệu chứng da dị ứng phố biến bao gồm:
- Ngứa
- Đỏ
- Sưng tấy
- Bong tróc da
- Nứt da (do da khô).
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên, có khả năng cao da bạn đã bị kích ứng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân để phòng ngừa trong phần sau nhé!
TOP 5 cách phục hồi da bị kích ứng hiệu quả nhanh
1. Thoa kem hoặc thuốc mỡ chống ngứa và dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ
Công dụng của kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ là cung cấp một lớp bảo vệ và làm dịu phần da bị ngứa. Để phục hồi da bị kích ứng, bạn hãy thoa kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone 1% lên vùng da kích ứng, ngứa. Đây là sản phẩm không cần kê đơn nên bạn có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc.
Để tối ưu hiệu quả chống ngứa khi da bị kích ứng, bạn nên sử dụng 1 đến 2 lần mỗi ngày, trong vài ngày.
Ngoài thuốc mỡ chống ngứa, bạn cũng nên thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm da. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi lớp ngoài cùng của da và giữ cho làn da được mềm mại.
Đọc thêm: Cách chọn mặt nạ phục hồi da
2. Uống thuốc chống ngứa
Các loại thuốc kháng histamine đường uống có thể giúp bạn giảm cơn ngứa da khi bị kích ứng như: Diphenhydramine, Loratadine… Bạn có thể đề nghị bác sĩ/ chuyên gia y tế hướng dẫn sử dụng những loại thuốc chống ngứa không gây buồn ngủ để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
3. Cách phục hồi da bị kích ứng: Chườm mát và bảo vệ làn da
Da bị kích ứng nên làm gì? Bạn có thể làm dịu triệu chứng kích ứng da bằng cách đắp một miếng khăn mát lên da trong 15 đến 30 phút, vài lần trong ngày.
Bạn cũng nên hạn chế cào, gãi hoặc chà xát vào da để giảm ngứa. Nếu bạn không thể ngừng gãi, bạn hãy che vùng da bị ngứa bằng một lớp khăn mỏng rồi xoa nhẹ để giảm ngứa.
Bạn cũng cần che chắn da thật kỹ khi đi ra ngoài để tránh cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Đọc thêm: Cách phân biệt làn da bị purging và break out để có cách chăm sóc phù hợp
4. Phục hồi da bị kích ứng bằng phương pháp tự nhiên
Bột yến mạch trị dị ứng da
Bột yến mạch có thành phần chống oxy hóa và chống viêm, giúp làm dịu cơn ngứa do dị ứng da. Các cách phổ biến để sử dụng bột yến mạch để điều trị phản ứng dị ứng da bao gồm tắm hoặc đắp bột yến mạch.
- Để tắm, bạn hãy pha bột yến mạch với nước ấm trong bồn mà ngâm mình khoảng 30 phút.
- Để đắp mặt nạ yến mạch phục hồi da bị kích ứng, bạn hãy pha bột yến mạch với nước và một ít dầu dừa, đắp lên vùng da bị kích ứng và dùng khăn ẩm phủ lên trong vòng 30 phút rồi rửa sạch.
Đọc thêm: Mách bạn các cách trị dị ứng da mặt để nhanh hết ngứa
Dùng baking soda để phục hồi da bị kích ứng
Baking soda sẽ giúp giải quyết sự mất cân bằng pH của da và hoạt động như một chất chống viêm để làm dịu các triệu chứng dị ứng da.
Để sử dụng baking soda làm mặt nạ phục hồi da bị kích ứng, bạn làm theo những bước sau:
- Pha baking soda với nước hoặc dầu dừa để hình thành hỗn hợp sền sệt.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị kích ứng, đợi 10 – 15 phút rồi rửa sạch.
Để tắm, bạn hãy pha baking soda với nước và ngâm mình 15 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm.
5. Dùng thuốc mỡ steroid và thuốc uống kê đơn để phục hồi da bị kích ứng
Trong trường hợp phần da bị kích ứng ngày càng trở nặng, Hello Bacsi khuyên bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể kê đơn các loại kem bôi steroid tại chỗ với liều lượng phù hợp.
Đọc thêm: 2 cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối đơn giản, an toàn
Với 5 cách phục hồi da bị kích ứng nêu trên, Hello Bacsi đã giúp bạn biết nên làm gì khi da bị kích ứng để nhanh phục hồi. Bên cạnh đó, để cách phục hồi da bị kích ứng tối ưu hiệu quả, bạn cũng cần hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.