Da chân bị tróc vảy trắng không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng nhiều người không biết là do đâu. Tróc da chân thường không nguy hiểm, tuy nhiên sẽ gây khó chịu, mất thẩm mỹ và trong một số trường hợp, đây là triệu chứng của bệnh lý nào đó.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân chân bị tróc vảy trắng và cách khắc phục tại bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân da chân bị tróc vảy trắng
Da thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài như ánh sáng mặt trời, gió, nhiệt độ và độ ẩm. Điều này có thể gây kích ứng, tổn thương và bong tróc da. Cụ thể, các nguyên nhân trực tiếp khiến da chân bị tróc vảy trắng có thể là:
- Phản ứng dị ứng
- Da khô do di truyền
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Bệnh ung thư và các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư
- Không khí lạnh, hanh khô vào mùa đông có thể làm cho da chân khô bong tróc
- Tắm rửa, sử dụng xà phòng quá nhiều, đi tất ướt, ra nhiều mồ hôi chân hoặc đi bơi nhiều khiến da chân bị mất đi lớp dầu tự nhiên.
>>> Tìm hiểu: Da mặt bị bong tróc: 11 cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả cao
Da chân bị tróc vảy trắng là bệnh gì?
Nếu bạn nhận thấy tình trạng da chân bị tróc vảy trắng từng mảng và khá nghiêm trọng, có thể là biểu hiện của một số bệnh lý hay thiếu hụt dinh dưỡng. Cụ thể như sau:
1. Bệnh chàm
Bệnh chàm là một tình trạng viêm da mãn tính. Bệnh chàm thường gây ngứa, đôi khi triệu chứng ngứa xuất hiện trước khi phát ban. Các khu vực bị chàm có thể khô, dày lên hoặc có vảy, và đôi khi da có thể bị phồng rộp. Nhiều người bị bệnh chàm cũng đồng thời bị dị ứng.
Vì vậy, nếu da chân bị tróc vảy trắng bạn nên nghĩ đến việc mình có thể bị bệnh chàm.
>>> Tìm hiểu: 10 cách khắc phục da tay bị bong tróc chỉ sau vài ngày
2. Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một rối loạn da mãn tính phổ biến. Các tế bào da nhân lên quá nhanh, tích tụ trên bề mặt da và gây ra mảng vảy. Các triệu chứng của bệnh vẩy nến khiến da chân bị tróc vảy trắng theo mảng, khô, ngứa và/hoặc đau.
3. Nấm bàn chân
Bệnh nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng da do nấm (dermatophytes) gây ra nấm ngoài da gây nên. Tình trạng da này thường xảy ra ở những người có bàn chân đổ nhiều mồ hôi, thường xuyên đi tất và giày ẩm ướt.
Các triệu chứng của bệnh nấm da chân bao gồm ngứa ngáy, da chân bị tróc vảy trắng. Tình trạng này dễ lây lan nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc với các bề mặt nhiễm nấm như khăn tắm, sàn nhà, giày dép.
Nấm da chân cũng có thể lây sang vùng da khác trên cơ thể nếu người bệnh thường xuyên gãi hoặc cạy các vảy trắng ở chân.
2. Thiếu vitamin
Sự thiếu hụt canxi, vitamin D và vitamin E có thể gây ra các mảng trắng trên da toàn cơ thể. Mặc dù da chân bị tróc vảy trắng không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, tuy nhiên đôi khi nó cho thấy bạn cần bổ sung các vitamin và dưỡng chất này.
>>> Tham khảo thêm: Cách chọn sữa rửa mặt dành cho da khô
Cách khắc phục da chân bị tróc vảy trắng tại nhà
Thay vào đó bạn
NÊN
- Che chắn cho chân khi ra nắng
- Uống nhiều nước giúp hạn chế da bị tróc vảy trắng
- Thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ không gây dị ứng, không có mùi thơm để giữ ẩm cho da. Thoa lô hội sẽ giúp làm dịu da do cháy nắng.
KHÔNG NÊN
- Tắm hay ngâm chân trong nước ấm hay nước nóng vì sẽ làm khô da
- Hạn chế và từ từ bỏ hút thuốc, bởi nicotine càng khiến da chân bị tróc vảy trắng trầm trọng hơn
- Tránh đi chân trần nơi sàn nhà ẩm ướt vì môi trường này có thể có nấm. Đặc biệt, các khu vực phòng tắm chung, phòng tập gym, nhà vệ sinh công cộng và bể bơi.
>>> Đọc thêm: Các bước chăm sóc da khô mà các nàng nên biết
Da chân bị tróc vảy trắng có thể khiến bạn khó chịu và gây cản trở khi di chuyển. Nếu có bất kỳ triệu chứng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hoặc nghi ngờ da chân khô bong tróc là do bệnh lý nào đó, bạn nên đi khám để được điều trị nhé!