backup og meta

Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản là tình trạng viêm diễn ra tại lớp niêm mạc ống phế quản làm xuất hiện các triệu chứng như ho, khạc đờm. Trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải căn bệnh này. 

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về các thắc mắc xoay quanh bệnh viêm phế quản như: viêm phế quản có lây không, cách chữa viêm phế quản…

Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp dưới, liên quan đến tình trạng viêm/nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm xảy ra tại đây. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm đặc.Các chuyên gia phân loại bệnh viêm phế quản thành hai nhóm gồm:
  • Viêm khí phế mạc cấp tính (viêm phế quản cấp tính): Là tình trạng nhiễm trùng cấp tính  làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Bệnh viêm phế quản cấp thường kéo dài trong vài tuần.
  • Viêm phế quản mạn tính: Tình trạng này kích thích trong thời gian dài các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Nhiều người thường băn khoăn không biết bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Câu trả lời là “có”. Bởi nếu bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, tình trạng sức khỏe này có thể để lại nhiều di chứng lâu dài nghiêm trọng. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm phế quản phổi, khi  nhiễm trùng lan rộng đến các phế nang. Lúc này, người bị viêm phế quản phổi sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Theo thống kê, viêm phổi do viêm phế quản dễ phát triển ở những đối tượng:

  • Người cao tuổi
  • Người có thói quen hút thuốc lá
  • Có sức đề kháng yếu
  • Mắc các bệnh lý nền.

Viêm phế quản có những triệu chứng nào?

triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm phế quản là gì?

Các triệu chứng bệnh viêm phế quản ở người lớn phổ biến gồm:

  • Ho kéo dài
  • Ho ra chất nhầy, có lẫn máu
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Sốt
  • Tức ngực.

Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ còn có thể có thêm một số biểu hiện như:

Vậy viêm phế quản cấp có những triệu chứng gì? Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn sẽ ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Nếu bạn bị viêm phế quản mạn tính, có thể mất nhiều thời gian hơn trước khi các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ. Vào những thời điểm đó, bạn sẽ có dấu hiệu và triệu chứng tương tự biểu hiện viêm phế quản cấp.

Cần nhớ

Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Do đó, người bệnh, bao gồm cả trẻ bị viêm phế quản, đôi khi cũng có thể bộc lộ một số biểu hiện bất thường khác không giống với triệu chứng viêm phế quản được đề cập ở trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nguyên nhân gây bệnh

nguyên nhân viêm phế quản

Nguyên nhân viêm phế quản là gì?

Tùy vào loại viêm phế quản bạn gặp phải là cấp hay mãn tính mà tác nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

Viêm phế quản cấp

Nguyên nhân viêm phế quản cấp thường xuất phát từ:

  • Nhiễm trùng, bao gồm vi khuẩn và các loại virus gây cảm lạnh hoặc cúm
  • Thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích phổi và phế quản, ví dụ như khói thuốc lá, khói, bụi từ các phương tiện giao thông…
  • Sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí.

Viêm phế quản mạn

Trong khi đó, nguyên nhân viêm phế quản mãn tính chủ yếu là do tình trạng kích thích hoặc tổn thương phổi và phế quản tái đi tái lại liên tục. Bên cạnh những yếu tố tương tự nguyên nhân viêm phế quản cấp, tình trạng sức khỏe này còn có thể là hệ lụy của:

Viêm phế quản có lây không?

Một trong các vấn đề liên quan đến căn bệnh này được nhiều người quan tâm là viêm phế quản có lây không. Thực tế, nếu nguyên nhân gây viêm phế quản ở người lớn và trẻ nhỏ đến từ tình trạng nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn, bệnh có nhiều nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường ho hoặc hắt hơi.

Do đó, để phòng ngừa rủi ro lây nhiễm, bạn nên tập thói quen:
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài vào nhà
  • Chem miệng khi ho hay hắt hơi
  • Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy, khuỷu tay
  • Nếu bạn có triệu chứng viêm phế quản, lưu ý hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu hay người có sẵn các bệnh lý nền.

Yếu tố nguy cơ

trẻ bị viêm phế quản

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc viêm phế quản có lây không, nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản. Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản là gì?

Bên cạnh nguyên nhân viêm phế quản, các yếu tố sau cũng có nhiều khả năng góp phần dẫn đến vấn đề sức khỏe này. Chúng bao gồm:

  • Nghiện hút thuốc: Thói quen hút thuốc lá là yếu tố hàng đầu gây tăng nguy cơ viêm phế quản ở người lớn.
  • Sức đề kháng yếu: Đây có thể là hệ quả của một bệnh lý khác, chẳng hạn như cảm lạnh, làm cho các vi sinh vật gây bệnh có cơ hội tấn công phế quản.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc nhiễm trùng cao hơn so với người trưởng thành. Đây cũng là lý do vì sao viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ xảy ra rất cao.
  • Làm việc trong môi trường đầy chất kích thích phổi: Việc phải tiếp xúc nhiều với cát, bụi hay hóa chất dạng khí sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản ở người lớn.
  • Trào ngược dạ dày: Tình trạng thường xuyên bị trào ngược dạ dày góp phần khiến cổ họng dễ bị kích ứng, từ đó tạo điều kiện cho tình trạng viêm phế quản phát triển.
  • Hen suyễn và dị ứng: Đôi khi, những người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng cũng rất dễ gặp phải vấn đề sức khỏe này.

Chẩn đoán và điều trị

khám phổi
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.Trong các vấn đề liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị thì rất nhiều người quan tâm đến việc viêm phế quản được chẩn đoán như thế nào hay cách chữa viêm phế quản, cách trị viêm phế quản là gì?

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản là gì?

Sau khi hỏi về các dấu hiệu viêm phế quản đang xảy ra, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để lắng nghe kỹ tiếng phổi khi thở. Các bài kiểm tra tiếp theo cũng sẽ được đề nghị, bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện những biểu hiện bất thường trong phế quản cũng như phổi
  • Các xét nghiệm đờm: Mẫu dịch từ phổi hoặc phế quản sẽ được lấy để phân tích và tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng tại đây.
  • Kiểm tra chức năng phổi: Mục tiêu của thủ thuật này là đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và tốc độ không khí được đẩy ra khỏi phổi. Việc áp dụng phương pháp kiểm tra chức năng phổi sẽ giúp bác sĩ kiểm tra dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm phế quản?

Nếu nhận được chẩn đoán bị viêm phế quản, hẳn bạn rất băn khoăn muốn biết cách chữa viêm phế quản là dùng thuốc gì phải không? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào tình trạng của bạn là cấp tính hay mãn tính.

Trường hợp bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:

  • Kháng sinh: Thực tế, nhóm thuốc này không đem lại lợi ích đáng kể trong việc chữa viêm phế quản, nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bạn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn nếu khả năng kháng thuốc của bạn thấp
  • Thuốc trị ho: thường dùng trong điều trị viêm phế quản có dấu hiệu ho quá nhiều nhằm ngăn chặn rủi ro tổn thương cổ họng và phế quản của người bệnh, đồng thời khắc phục tình trạng mất ngủ do ho.
  • Các loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít và các thuốc khác để giúp giảm viêm và các thuốc chống co thắt đường hô hấp.

Ngược lại, đối với trường hợp viêm phế quản mãn tính, bạn cần phải tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này thường là một chương trình tập thể dục được thiết kế phù hợp, giúp bạn thở dễ dàng hơn và tăng khả năng vận động.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

phòng ngừa viêm phế quảnNhững thói quen sinh hoạt ngăn ngừa rủi ro mắc bệnh viêm phế quản là gì?

Một số thay đổi nhỏ trong lối sinh hoạt hàng ngày sau đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bị bệnh viêm phế quản ở trẻ em và cả người lớn. Chúng bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá
  • Không ở gần người đang hút thuốc nhằm tránh nguy cơ hút thuốc lá thụ động
  • Đeo khẩu trang, mặt nạ chuyên dụng khi làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm hoặc khi dọn dẹp nhà cửa
  • Sử dụng máy làm ẩm. Không khí ấm áp với độ ẩm phù hợp có thể giúp giảm ho và làm lỏng chất nhầy tích tụ trong phế quản.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bronchitis.

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bronchitis/basics/definition/con-20014956 Ngày truy cập 24/10/2021.

Bronchitis.

http://www.nhs.uk/conditions/Bronchitis/Pages/Introduction.aspx Ngày truy cập 24/10/2021.

Acute bronchitis. (2017).

https://medlineplus.gov/acutebronchitis.html Ngày truy cập 24/10/2021.

Chronic bronchitis. (2017).
https://medlineplus.gov/chronicbronchitis.html Ngày truy cập 24/10/2021.

Chest cold (acute bronchitis). (2019).
https://www.cdc.gov/antibiotic-use/community/for-patients/common-illnesses/bronchitis.html Ngày truy cập 24/10/2021.

Phiên bản hiện tại

30/03/2023

Tác giả: Mạnh Thắng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản

Viêm phế quản mạn tính


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 30/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo