backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Các loại tên thuốc: Brand name, Generic name và Chemical name là gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thinh Ta · Ngày cập nhật: 30/05/2022

    Các loại tên thuốc: Brand name, Generic name và Chemical name là gì?

    Bạn thắc mắc tại sao chỉ với một loại hoạt chất mà lại có nhiều các loại tên thuốc như vậy? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về các loại tên thuốc phổ biến cũng như có thêm thông tin để có thể tra cứu thông tin thuốc nhanh chóng và chính xác khi cần thiết. 

    Cùng một thành phần hoạt chất nhưng thuốc có nhiều tên khác nhau làm bạn phân vân, khó hiểu khi mua và sử dụng sản phẩm? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn phân biệt các loại tên thuốc một cách dễ dàng.

    Có bao nhiêu tên thuốc phổ biến?

    Một loại thuốc thường có ít nhất 3 tên dùng trong suốt giai đoạn nghiên cứu và phê duyệt lưu hành. Những tên gọi này bao gồm “chemical name”, “brand name” và “generic name”

    Chemical name (tên hoạt chất)

    Chemical name là tên đầu tiên mà hoạt chất được đặt, bắt nguồn từ thành phần cấu tạo của các nguyên tử. Vì vậy, chemical name thường rất dài, phức tạp và ít được sử dụng trong điều trị hay mua bán.

    Chỉ có các nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu mới sử dụng Chemical name.

    Brand name (biệt dược gốc)

    Brand name là gì là thắc mắc rất thường gặp. Ở giai đoạn cuối, chuẩn bị tung ra thị trường, thuốc có một tên mới là brand name sau khi được phê duyệt sử dụng và mua bán.

    Brand name thường đại diện cho một công ty, nơi điều chế thuốc. Bằng sáng chế thuốc của công ty này thường được pháp luật bảo hộ. Khi những loại thuốc được sản xuất và mua bán trên thị trường, nó thường được biết đến bởi brand name. Vì vậy một brand name tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích thương mại. Có rất nhiều tiêu chuẩn cho một công ty khi lựa chọn brand name, các tiêu chuẩn đó thường bao gồm:

    • Tên thuốc phải ngắn gọn và dễ nhớ
    • Không trùng lắp với bất kỳ tên thuốc nào trước đây đã được lưu hành trên thị trường.

    Tên brand name cũng nên lưu ý, tránh gây hiểu lầm giữa các nền văn hóa và đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm khi được lưu hành toàn cầu.

    Khi thời hạn bảo hộ độc quyền của thuốc brand name hết hiệu lực, những nhà sản xuất khác có quyền sử dụng chung công thức với loại thuốc này và tạo ra những sản phẩm khác tương tự. Tuy nhiên, những phiên bản mới của thuốc phải đáp ứng nhu cầu về thành phần, liều lượng nồng độ và hình thức của liều thuốc, đúng theo như quy định của luật pháp. Khi đó những nhà sản xuất có thể sử dụng tên thương mại riêng (thuốc generic) của họ. Đây cũng là lý do tại sao thuốc chỉ có một chemical name và một brand name nhưng lại có nhiều generic name khác nhau.

    Generic name (thuốc sao chép)

    Sau khi thời hạn độc quyền của brand name kết thúc, các công ty khác được quyền sao chép công thức và tạo ra loại thuốc tương tự. Loại thuốc đó có thể mang thương hiệu khác nhưng không có bản quyền và được gọi chung là thuốc generic (thuốc sao chép). Vì có thể có nhiều công ty sản xuất thuốc dựa vào hoạt chất và công thức của thuốc brand name nên có thể có rất nhiều tên thuốc cho cùng hoạt chất và chỉ định của nhiều công ty khác nhau.

    So sánh thuốc generic và brand name: Giống và khác nhau như thế nào?

    các loại tên thuốc

    1. Điểm giống như giữa thuốc generic và thuốc brand name

    • Có cùng thành phần với thuốc brand name
    • Chữa trị cùng một tình trạng bệnh
    • Có cùng nồng độ, công dụng và liều lượng
    • Mức độ hấp thụ thuốc vào máu là tương tự.

    2. Điểm khác nhau giữa thuốc generic và thuốc brand name

    Điểm khác nhau giữa thuốc generic và brand name là ở nhà sản xuất. Biệt dược gốc thường được nghiên cứu và sản xuất bởi những công ty Dược lớn ở Châu Âu hay Mỹ và phải đảm bảo quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt trong khi thuốc generic thường được sản xuất bởi những công ty nhỏ hơn.

    Khác biệt thứ hai là sự khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi vị của thuốc do có sự khác biệt về thành phần không hoạt tính. Theo quy định thuốc generic chỉ cần có cùng loại và liều lượng như nhau với thuốc brand name về thành phần hoạt tính, trong khi những thành phần không hoạt tính không cần chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt.

    Một điểm khác biệt nữa là những nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng để chứng minh hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân được thực hiện trực tiếp trên thuốc brand name trong khi thuốc generic chỉ cần nghiên cứu chứng minh tương đương sinh học với thuốc brand name.

    Cuối cùng, thuốc generic thường có giá thành tương đối thấp hơn so với thuốc brand name do các công ty Dược lớn phải bỏ một số tiền rất lớn cho việc sáng chế hoạt chất mới và làm nghiên cứu lâm sàng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thinh Ta · Ngày cập nhật: 30/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo