Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
Thông tin chung
Dịch vụ (0)
Bác sĩ (0)
Giờ làm việc
Thứ Hai
06:30 - 16:30
Thứ Ba
06:30 - 16:30
Thứ Tư
06:30 - 16:30
Thứ Năm
06:30 - 16:30
Thứ Sáu
06:30 - 16:30
Thứ Bảy
Đóng cửa
Chủ Nhật
Đóng cửa
Có cấp cứu
Thông tin bệnh viện
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương là một bệnh viện hàng đầu của cả nước có bề dày kinh nghiệm trong khám chữa bệnh sản phụ khoa. Ngày 19/07/1955, Bác sĩ Hoàng Tích Trý – Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Bệnh viện C từ nhà thương Võ Tánh. Ngày 8/11/1960, Bộ Y tế có quyết định tổ chức lại bệnh viện C theo hướng chuyên khoa phụ sản. Sau đó, do nhu cầu khám chữa của người dân và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký quyết định đổi tên bệnh viện C thành viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh vào năm 1966.
Ngày 18/6/2003, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định đổi tên viện Bảo vệ Bà Mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trực thuộc Bộ Y tế. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, bệnh viện đã ngày càng chiếm được sự tin tưởng và an tâm trong lòng người dân Hà Nội. Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương sở hữu một đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế rất giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và luôn nhiệt huyết với công việc. Cùng với hệ thống trang thiết bị y tế được đầu tư giúp cho các y bác sĩ có thể chẩn đoán và chữa bệnh thêm hiệu quả hơn.
Chuyên khoa
- Sản - Phụ khoa
Cơ sở vật chất
- Máy điện xung
- Máy thở
- Giường bệnh
- Máy nội soi
- X-quang
- Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT)
- Phòng xét nghiệm
Danh mục Dịch vụ
Dịch vụ Sản - Phụ khoa
Khám phụ sản theo yêu cầu
Gồm các dịch vụ như: khám bệnh Sản - Phụ khoa, siêu âm, xét nghiệm, thực hiện các thủ thuật điều trị vấn đề sinh sản, theo dõi monitoring tim thai và tiêm
Giá từ
100.000 ₫
Tư vấn kế hoạch hóa gia đình
Tư vấn kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản Các bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng cách tránh thai, khám sức khỏe tiền hôn nhân và điều trị hiếm muộn bước đầu.
Giá từ
100.000 ₫
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại nhà
- Khách hàng có thể chọn các dịch vụ như: khám sau sinh, sau phẫu thuật, khám thai, làm hồ sơ quản lý thai nghén, lấy máu làm xét nghiệm, tiêm, thay băng, cắt chỉ… - Đối với trẻ sơ sinh có dịch vụ: theo dõi, tư vấn và điều trị các trường hợp vàng da, viêm đường hô hấp, tưa lưỡi, tắm và massage cho trẻ sơ sinh, theo dõi và tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn cách chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ.
Giá từ
100.000 ₫
Vị trí
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
Hướng dẫn khám bệnh
Thai phụ khi đến khám thai tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cần biết quy trình khám thai như sau: 1. Thai 3 tháng đầu: • Chậm kinh 7 đến 10 ngày nên đi khám thai và siêu âm thai để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mẹ, xác định thai trong tử cung và được bác sỹ kê đơn thuốc vitamin. • Khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh lúc thai 12-14 tuần • Được dự kiến ngày sinh. 2. Thai 3 tháng giữa: • Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 22 tuần • Tiêm phòng uốn ván. • Làm các xét nghiệm cơ bản. • Làm nghiệm pháp tăng đường huyết lúc thai 24-28 tuần nếu có chỉ định. • Làm hồ sơ quản lý thai. 3. Thai 3 tháng cuối: • Khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ. • Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 32 tuần. • Làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đến khám. • Tư vấn giảm đau trong đẻ. • Khi thai quá ngày dự kiến sinh: theo dõi siêu âm thai và Monitor sản khoa mỗi 48 giờ. Ngoài ra, khi khách hàng có thẻ bảo hiểm y tế cần khám và điều trị bệnh tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương cần thực hiện theo các bước sau: 1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G). 2. Đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục bảo hiểm y tế và lấy phiếu khám. 3. Đến khám bệnh tại phòng khám bảo hiểm y tế – phòng 6 nhà A. 4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục bảo hiểm y tế. 5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu. 6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai. 7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện. 8. Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ bảo hiểm y tế. Người bệnh lấy thuốc bảo hiểm y tế tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G. 9. Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục và nhận lại thẻ bảo hiểm y tế.
Hình thức thanh toán
Thanh toán trực tuyến
Tiền mặt
Câu hỏi thường gặp
Đặt lịch ngay
Cơ sở y tế này hiện đang không tiếp nhận đặt hẹn trực tuyến. Xem thêm các cơ sở y tế khác ở dưới:
Bệnh viện và phòng khám có thể bạn quan tâm
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, 29 P.Hàn Thuyên, Phạm Đình Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Có thể nhận lịch hẹn:
Bác sĩ
Dịch vụ
Trung tâm Y khoa Nhật Bản T-Matsuoka
Tòa nhà VJM, 154 Phố Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam
Có thể nhận lịch hẹn:
Bác sĩ
Dịch vụ
Dr. Marie Hà Nội 3
5.0/5
Tầng 2, tháp A, D2 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội
Có thể nhận lịch hẹn:
Bác sĩ
Dịch vụ
Xem tất cả bệnh viện
Quảng cáo
Quảng cáo