backup og meta

Vết chai

Tìm hiểu chung

Vết chai là gì?

Vết chai là các lớp dày của da. Chúng thường hình thành khi làn da thường xuyên chịu áp lực. Bạn thường có vết chai trên bàn chân hoặc tay. Đôi khi chúng gây đau mặc dù kích cỡ nhỏ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của vết chai là gì?

Các triệu chứng phổ biến của vết chai là da dày, bướu cứng, đau,  da khô hoặc giống như sáp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ cảm giác đau đớn hay tình trạng viêm trong vết chai, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bị tiểu đường và có vết chai, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay vì bạn có  nguy cơ gặp phải biến chứng. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào  gây ra vết chai?

Nguyên nhân chính gây ra vết chai là do việc tăng ma sát hoặc áp lực lên bàn chân hoặc tay. Một sốnguyên nhân khác là:

  • Mang giày quá chật có thể chèn ép chân, trong khi đôi giày quá rộng thì sẽ làm cho bạn phải chà chân vào giày gây vết chai;
  • Mang giày không vớ sẽ làm tăng sự ma sát giữa bàn chân và đôi giày;
  • Những hành động lặp đi lặp lại như chơi nhạc cụ hoặc thậm chí việc viết cầm có thể gây vết chai.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải vết chai?

Vết chai là một tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị vết chai?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện vết chai, chẳng hạn như:

  • Bướu Bunion: là một vết sưng nằm trên khớp của ngón chân cái của bạn;
  • Biến dạng ngón chân: là một khiếm khuyết gây ngón chân cong;
  • Dị tật xương chân;
  • Sử dụng các công cụ hoặc chơi nhạc cụ mà không bảo vệ bàn tay có thể gây vết chai;
  • Mang giày không đúng kích thước.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không  thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vết chai?

 Bác sĩ có thể chẩn đoán vết chai bằng:

  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân hoặc bàn tay và xem vết chai có phải là do dị tật khác như mụn cóc hoặc u nang;
  • Chụp X-quang: có thể giúp bác sĩ quan sát kĩ hơn chân hoặc tay của bạn để phát hiện nguyên nhân gây ra vết chai;

Những phương pháp nào dùng để điều trị vết chai?

Vết chai có thể được kiểm soát bằng cách giảm ma sát và áp lực lên bàn chân hoặc tay. Bạn có thể đeo găng tay, vớ và mang  giày phù hợp hơn.

Nếu vết chai gây đau và khó chịu nhiều, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số phương pháp điều trị sau đây:

  • Loại bỏ vùng da vết chai;
  • Callus: một loại thuốc giúp điều trị vết chai dạng gel hoặc kem bôi;
  • Dùng axit salicylic để loại bỏ vùng da dày lên;
  • Thuốc chống nhiễm trùng như thuốc mỡ kháng sinh giúp tránh nhiễm trùng;
  • Tạo hình cho bàn chân bị dị tật để ngăn chặn vết chai;
  • Phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của vết chai?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Ngăn chặn vết chai phát triển bằng cách dùng miếng đệm chân;
  • Ngâm tay hoặc bàn chân trong nước để làm mềm vết chai;
  • Dùng đá tắm để chà vết chai nhẹ nhàng nhưng phải cẩn thận vì cọ xát mạnh có thể gây ra nhiễm trùng;
  • Dưỡng ẩm cho da;
  • Mang giày và tất phù hợp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Corn and calluses. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/corns-and-calluses/basics/lifestyle-home-remedies/con-20014462. Ngày truy cập 23/07/2016

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo