backup og meta

Nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng hô hấp

Tìm hiểu chung

Nhiễm trùng hô hấp là bệnh gì?

Bệnh nhiễm trùng hô hấp dùng để chỉ bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào liên quan đến đường hô hấp. Nhiễm trùng hô hấp bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.

Mặc dù có một số bất đồng trong việc phân chia ranh giới chính xác giữa đường hô hấp trên và dưới, đường hô hấp trên thường được cho là trên sụn nắp hoặc dây thanh âm, bao gồm mũi, xoang, họng và thanh quản. Điển hình của nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm viêm amiđan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa, một số loại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể bao gồm ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt nhẹ, nặng mặt và hắt hơi.

Đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, các ống phế quản, các tiểu phế quản và hai phổi.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh truyền nhiễm. Hai nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng đường hô hấp dưới là viêm phế quản và viêm phổi. Cúm ảnh hưởng đến cả hai đường hô hấp trên và dưới nhưng nguy hiểm hơn như nhiễm H5N1 có xu hướng bám vào các thụ thể sâu trong phổi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm trùng hô hấp là gì?

Khi nhiễm trùng hô hấp ảnh hưởng đến mũi và họng, triệu chứng thường nhẹ và tương tự như cảm lạnh thông thường. Chúng bao gồm:

  • Ho;
  • Nghẹt mũi hay sổ mũi;
  • Đau họng nhẹ;
  • Đau tai;
  • Sốt, thường là vào giai đoạn đầu của bệnh. Sốt cao không có nghĩa là bệnh nghiêm trọng hơn.

Trẻ em có thể có thêm các triệu chứng, bao gồm:

  • Giảm hứng thú với môi trường xung quanh;
  • Bơ phờ và buồn ngủ;
  • Cáu kỉnh (khó chịu) và ngủ không ngon;
  • Ăn kém;
  • Ngưng thở trong khoảng 15-20 giây, điều này thường xảy ra ở trẻ sinh non và các trẻ có tiền sử ngưng thở.

Trừ khi bạn hoặc con bạn có nguy cơ cao bị các biến chứng từ hệ thống hô hấp, ngoài ra thì cũng không cần biết nguyên nhân gây ra triệu chứng. Nhiễm trùng đường hô hấp đôi khi dẫn đến viêm tiểu phế quả hay viêm phổi hoặc cả hai. Các triệu chứng của các biến chứng này bao gồm:

  • Khó thở, có thể thở nhanh hơn bình thường;
  • Thở khò khè;
  • Ho nặng hơn. Trẻ có thể bị mắc nghẹn hoặc nôn ói khi ho quá nặng;
  • Thờ ơ hay mệt mỏi, giảm hứng thú với môi trường xung quanh hoặc đồ ăn.

Bạn hoặc trẻ có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm trùng hô hấp?

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này  bao gồm:

  • Virus Adeno. Đây là một nhóm các vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp. Virus Adeno bao gồm hơn 50 loại khác nhau có thể gây ra cảm lạnh thông thường, viêm phế quản và viêm phổi;
  • Phế cầu. Phế cầu là một loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não và cũng có thể kích hoạt một số bệnh đường hô hấp như viêm phổi;
  • Virus Rhino. Đây là tác nhân gây ra cảm lạnh thông thường. Cảm lạnh thường nhẹ trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu, cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm trùng hô hấp?

Phụ nữ thường dễ bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt viêm xoang, viêm amidan. Mặt khác, nam giới thường dễ bị viêm tai giữa, viêm thanh quản và quan trọng nhất là nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp?

Hệ thống miễn dịch của trẻ em và người lớn tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi virus. Trẻ em đặc biệt dễ mắc vì chúng thường xuyên tiếp xúc với các trẻ em khác, những trẻ có thể mang virus. Trẻ em thường không rửa tay thường xuyên, chúng dụi mắt và để ngón tay vào miệng, dẫn đến sự lây lan của virus.

Những người bị bệnh tim hay các vấn đề về phổi khác có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp. Bất cứ ai có hệ miễn dịch bị suy yếu do một bệnh khác đều có nguy cơ mắc bệnh. Người hút thuốc cũng có nguy cơ cao và gặp nhiều khó khăn để bình phục.a

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng hô hấp?

Trong khi khám hô hấp, bác sĩ sẽ tập trung vào hơi thở của bệnh nhân, kiểm tra xem có dịch và viêm trong phổi không bằng cách nghe phổi. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khám mũi và cổ họng của bạn. Nếu phát hiện sớm, các thuốc không kê toa có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trong khi virus phát triển. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng tiến triển thì bác sĩ cần chụp X-quang hoặc CT scan để kiểm tra phổi.

Các xét nghiệm chức năng phổi hữu ích trong chẩn đoán. Thủ thuật đo độ bão hòa oxy có thể kiểm tra xem có bao nhiêu oxy vào được phổi. Bác sĩ cũng có thể cần một mẫu đờm (chất ho từ phổi) để kiểm tra xem loại virus nào gây bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp?

Đối với nhiều virus, không có cách chữa khỏi. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng trong khi theo dõi tình trạng của bạn. Nếu nhiễm virus là kết quả của một nhiễm trùng thứ cấp gây ra bởi vi khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định các loại kháng sinh phù hợp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm trùng hô hấp?

Các biện pháp tại nhà có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng;
  • Luôn hắt hơi vào cánh tay áo hoặc khăn giấy. Mặc dù điều này không làm giảm bớt các triệu chứng của bạn nhưng nó sẽ ngăn lây lan bệnh cho người khác;
  • Tránh chạm vào khuôn mặt của mình, đặc biệt là mắt và miệng để ngăn chặn các vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Respiratory infection. https://en.wikipedia.org/wiki/Respiratory_tract_infection. Ngày truy cập 21/10/2016.

Respiratory infection. http://www.healthline.com/health/acute-respiratory-disease. Ngày truy cập 21/10/2016.

Respiratory infection. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/respiratory-syncytial-virus/basics/definition/con-20022497. Ngày truy cập 21/10/2016.

Phiên bản hiện tại

09/11/2021

Tác giả: Hoàng Hiệp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ruby


Bài viết liên quan

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé sinh mổ vào mùa mưa

Không chỉ sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm do muỗi như virus Zika, sốt rét, viêm não Nhật Bản cũng cần phòng ngừa!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 09/11/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo