backup og meta

Huyết khối xoang hang

Huyết khối xoang hang

Tìm hiểu chung

Huyết khối xoang hang là bệnh gì?

Huyết khối xoang hang là một loại tình trạng rất hiếm xảy ra và có thể đe dọa đến tính mạng con người.

Khi bạn mắc bệnh huyết khối xoang hang, sẽ có một cục máu đông ngăn chặn tĩnh mạch chạy qua không gian rỗng bên dưới não và đằng sau khe mắt. Những tĩnh mạch này đóng một vai trò truyền máu từ mặt và đầu về tim.

Triệu chứng

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh huyết khối xoang hang là gì?

Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện bệnh huyết khối xoang hang. Các dấu hiệu được liệt kê dưới đây được coi là những loại phổ biến nhất, bao gồm:

  • Nhức đầu dữ dội.
  • Sưng, đỏ hoặc kích ứng quanh một hoặc hai mắt.
  • Sụp mi mắt.
  • Không thể cử động mắt.
  • Sốt cao.
  • Đau hoặc tê trên mặt hoặc mắt.
  • Mệt mỏi.
  • Mất thị lực hoặc song thị.
  • Động kinh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và hạn chế việc phải cấp cứu y tế. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh huyết khối xoang hang?

Nhiễm trùng là nguyên nhân điển hình gây ra huyết khối xoang hang. Nhiễm trùng lan rộng ra ngoài mặt, xoang hoặc răng. Ngoài ra, nhiễm trùng tai hoặc mắt cũng có thể gây ra bệnh huyết khối xoang hang.

Để kiểm soát sự nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra cục máu đông ngăn ngừa vi khuẩn hoặc các mầm bệnh khác lan truyền. Các cục máu đông sẽ làm tăng áp lực trong não, có thể làm tổn thương não và cuối cùng có khả năng gây tử vong.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, huyết khối xoang hang cũng có thể là do bạn bị đâm nghiêm trọng vào đầu.

Bệnh huyết khối xoang hang thường xảy ra ở những người đang uống thuốc hoặc có tình trạng bệnh lý, sức khỏe tiềm ẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết khối xoang hang.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh huyết khối xoang hang?

Tỉ lệ mắc bệnh huyết khối xoang hang không cao, các bệnh viện chỉ ghi nhận lại khoảng vài trăm trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến người lớn cũng như trẻ em.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối xoang hang?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Đối với người lớn:

  • Mang thai hoặc vài tuần đầu sau khi sinh.
  • Các vấn đề về đông máu ví dụ như hội chứng chống phospholipid, thiếu protein C và S, thiếu antithrombin III, thuốc chống đông máu lupus hoặc đột biến Leiden yếu tố V.
  • Ung thư.
  • Mắc các bệnh mạch máu như lupus, u hạt vẩy Wegener và hội chứng Behcet.
  • Béo phì.
  • Hạ huyết áp trong não (hạ huyết áp trong sọ).
  • Bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng loét.

Đối với trẻ em:

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh huyết khối xoang hang?

Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Chụp CT scan.
  • Chụp mạch vành.
  • Chụp CT mạch máu.
  • Siêu âm.
  • Xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh huyết khối xoang hang?

Việc điều trị nên bắt đầu ngay sau khi phát hiện bệnh và phải được thực hiện tại bệnh viện. Một số biện pháp điều trị có thể là:

  • Truyền nước.
  • Dùng kháng sinh (nếu có nhiễm trùng). Kháng sinh là cách điều trị chính cho huyết khối xoang hang. Việc điều trị cần được bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay cả trước khi các xét nghiệm được xác nhận có nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nếu các xét nghiệm sau đó cho thấy rằng nhiễm khuẩn không gây ra tình trạng đó, có thể ngừng điều trị kháng sinh. Hầu hết mọi người sẽ cần ít nhất một đợt kháng sinh kéo dài từ ba đến bốn tuần để đảm bảo rằng nhiễm trùng đã được làm sạch ra khỏi cơ thể. Các bác sĩ thường điều trị huyết khối xoang hang với thuốc kháng sinh liều cao.
  • Thuốc chống động kinh để kiểm soát cơn động kinh (nếu có).
  • Theo dõi và kiểm soát áp lực bên trong đầu.
  • Thuốc chống đông máu để ngăn máu khỏi đông.
  • Phẫu thuật.
  • Tiếp tục theo dõi hoạt động của não;
  • Đo mức độ thị lực và giám sát sự thay đổi.
  • Phục hồi chức năng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh huyết khối xoang hang?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
  • Tăng cường hoạt động thể lực.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Không hút thuốc.
  • Hạn chế căng thẳng.
  • Tập luyện thư giãn hoặc thở chậm, sâu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cavernous sinus thrombosis. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/cavernous-sinus-thrombosis. Ngày truy cập 23/2/2017

Cavernous sinus thrombosis. http://emedicine.medscape.com/article/791704-overview#a6. Ngày truy cập 23/2/2017

Cavernous sinus thrombosis. http://www.nhs.uk/conditions/Cavernous-sinus-thrombosis/Pages/Introduction.aspx . Ngày truy cập 23/2/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Mạnh Thắng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Hải


Bài viết liên quan

Thiếu máu do ăn kiêng giảm cân: Bổ sung sắt thế nào để phòng ngừa?

Thói quen ăn uống không lành mạnh khiến nhiều người trẻ dễ thiếu máu, thiếu sắt?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo