Vi khuẩn ăn thịt người hay còn có tên gọi Whitmore là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong lên đến 40% nếu chẳng may mắc phải.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Vi khuẩn ăn thịt người hay còn có tên gọi Whitmore là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong lên đến 40% nếu chẳng may mắc phải.
Thời gian gần đây, số ca tử vong do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người hoặc bệnh Whitmore được ghi nhận đã có dấu hiệu tăng lên. Một số bệnh viện lớn tại Việt Nam cũng đưa ra lời cảnh báo về tình trạng sức khỏe tuy không quá mới mẻ nhưng vẫn còn khá hiếm gặp này.
Vi khuẩn ăn thịt người còn có tên gọi bệnh Whitmore, là một tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả người và động vật. Nguyên nhân của nhiễm trùng này đến từ vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, có thể lây lan qua việc tiếp xúc với nước và đất bị ô nhiễm.
Một số đối tượng có nguy cơ cao nhiễm loại vi khuẩn whimore nguy hiểm này bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần gây nhiễm vi khuẩn này cũng bao gồm:
Có một vài loại vi khuẩn ăn thịt người khác nhau, mỗi loại sẽ có dấu hiệu riêng:
Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn ăn thịt người phổ biến nhất sẽ xuất phát từ phổi, nơi nhiễm trùng có thể hình thành một khoang mủ (áp xe). Tác động của nhiễm trùng phổi sẽ trải dài từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng. Do đó, bệnh nhân cũng có thể bị sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ nói chung.
Các tác động do nhiễm trùng cũng có thể tập trung vào nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) cùng cảm giác đau hoặc sưng, loét và áp xe kèm theo sốt cũng như đau cơ.
Nếu không được điều trị nhanh chóng, thích hợp, nhiễm trùng phổi có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu. Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn ăn thịt người còn được gọi là sốc nhiễm trùng và khá phổ biến cũng như có nguy cơ đe dọa tính mạng. Các triệu chứng bao gồm:
Vi khuẩn ăn thịt người có thể lây lan từ da qua máu để trở thành một dạng nhiễm trùng mạn tính, ảnh hưởng đến tim, não, gan, thận, khớp và mắt. Các triệu chứng bao gồm sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu và co giật.
Dù rất hiếm khi xảy ra nhưng vi khuẩn ăn thịt người Whitmore vẫn có thể lây truyền từ người này sang người khác. Con đường phổ biến nhất vẫn là thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bị ô nhiễm cũng như từ vết thương hở trên da. Con người và động vật cũng có thể bị nhiễm trùng thông qua việc hít phải các hạt bụi hoặc giọt nước có nhiễm khuẩn hay uống phải nước bị ô nhiễm.
Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan nội tạng và gây ra nhiều triệu chứng tương tự như nhiều bệnh khác. Đó là lý do tại sao đôi khi bác sĩ không tìm ra được chính xác nguyên nhân hoặc thậm chí chẩn đoán sai khiến bệnh nhân có nguy tử vong.
Việc nuôi cấy vi khuẩn B. pseudomallei được coi là xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bao gồm máu, đờm, mủ, nước tiểu, dịch bao hoạt dịch (tìm thấy giữa các khớp), dịch màng bụng (tìm thấy trong khoang bụng) hoặc dịch màng tim (tìm thấy quanh tim) để xét nghiệm.
Mẫu sẽ được đặt trên môi trường phù hợp, chẳng hạn như agar, để xem vi khuẩn có phát triển không. Nếu có, bác sĩ cũng sẽ xác nhận bạn đã mắc bệnh.
Phương pháp điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vi khuẩn. Giai đoạn đầu cảu quá trình điều trị sẽ kéo dài tối thiểu 10 đến 14 ngày bằng cách dùng kháng sinh thông qua đường truyền tĩnh mạch. Quá trình này đôi khi có thể kéo dài tới tám tuần. Các bác sĩ có thể chỉ định một trong hai loại kháng sinh:
Giai đoạn điều trị thứ hai kéo dài từ 3 – 6 tháng bằng một trong hai loại kháng sinh thông qua đường uống:
Nguy cơ tái phát thường không xảy ra nếu bạn hoàn thành chu kỳ sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin để ngăn ngừa loại vi khuẩn này nhưng bạn có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách giảm thiểu việc tiếp xúc với vi khuẩn.
Cần lưu ý là ngay cả với các phương pháp điều trị bằng kháng sinh mới nhất, một số lượng đáng kể bệnh nhân vẫn chết vì vi khuẩn ăn thịt người mỗi năm, đặc biệt là do nhiễm trùng huyết và các biến chứng của kèm theo. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng cao hơn ở những khu vực có điều kiện chăm sóc y tế thấp. Nếu du lịch đến các khu vực có nguy cơ, bạn hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Everything You Need to Know About Melioidosis https://www.healthline.com/health/melioidosis ngày truy cập 02/09/2019
Melioidosis https://www.emedicinehealth.com/melioidosis/article_em.htm ngày truy cập 02/09/2019
Melioidosis Symptoms, Diagnosis & Treatment https://www.medicinenet.com/melioidosis/article.htm#melioidosis_facts ngày truy cập 02/09/2019
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!