backup og meta

Ngộ độc Clostridium perfringens

Ngộ độc Clostridium perfringens

Tìm hiểu chung

Clostridium perfringens là gì?

Clostridium perfringens (C. perfringens) là một loại vi khuẩn gram dương hình thành nội bào tử được tìm thấy trong trong ruột của người và động vật. Ngoài ra C. perfringens thường được tìm thấy trên thịt và gia cầm sống.

Vi khuẩn này thích phát triển trong điều kiện có rất ít hoặc không có oxy. Ở môi trường này, chúng có thể nhân lên rất nhanh. Một số chủng C. perfringens sẽ tạo ra độc tố trong ruột, khiến người bệnh bị ngộ độc.

Clostridium perfringens cũng có thể gây ra các bệnh khác, chẳng hạn như nhiễm trùng da và các mô dưới da.  Chứng hoại thư sinh hơi cũng có thể xảy ra khi vết thương sâu bị cắt bởi những đồ vật có chứa vi khuẩn.

Triệu chứng

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc Clostridium perfringens?

Các triệu chứng ngộ độc thức ăn có C. perfringens:

Nếu vô tình ăn nhiều thực phẩm có chứa vi khuẩn, C. perfringens sẽ gây tiêu chảy. Các triệu chứng khác có thể gồm buồn nôn, nôn, đau bụng và sốt.

  • Các triệu chứng thường khởi phát sớm và đột ngột trong vòng 8-12 giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các dấu hiệu có thể xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi ăn.
  • Thời gian kéo dài triệu chứng thường không quá 24 giờ.
  • Các triệu chứng hoại thư sinh khí:

    • Các triệu chứng đột ngột khởi phát và đau dữ dội ở vị trí vết thương
    • Màu da ở khu vực nhiễm bệnh đổi màu (thay đổi từ trắng sang hồng, rồi tím hoặc đỏ)
    • Cảm thấy có khí dưới da

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân gây ngộ độc Clostridium perfringens là gì?

    Ở cả hai tình trạng trên, các triệu chứng được gây ra bởi một loại độc tố được sản xuất bởi vi khuẩn C. perfringens. Khi một số lượng lớn vi khuẩn C. perfringens đi vào cơ thể, chúng có thể sống sót trong điều kiện axit trong ruột, sau đó phát triển, hình thành nội bào tử và giải phóng một loại độc tố gây tiêu chảy. Khi C. perfringens tiếp xúc với các vết thương sâu trên da, độc tố sinh ra sẽ dẫn đến tổn thương da và các mô bên dưới.

    Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc do nhiễm C. perfringens. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người lớn sẽ dễ bị nhiễm và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, kéo dài 1-2 tuần. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    Biến chứng

    Các biến chứng của ngộ độc Clostridium perfringens là gì?

    Hoại thư sinh khí là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Các biến chứng khác của tình trạng này là sốc và suy đa tạng.

    Mặc khác, ngộ độc thực phẩm liên quan đến C. perfringens hiếm khi gây tử vong, thường chỉ ở người già và người bị suy nhược. Viêm ruột hoại tử có thể xảy ra trong những trường hợp hiếm gặp với các loại độc tố khác của C. perfringens.

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ngộ độc Clostridium perfringens?

    Bác sĩ sẽ chẩn đoán ngộ độc thực phẩm do C. perfringens bằng cách xác định số lượng vi khuẩn trong thức ăn và số lượng nội bào tử trong phân.

    Để chẩn đoán hoại thư sinh khí, bác sĩ sẽ phải phân lập và nuôi cấy vi khuẩn từ một mẫu bệnh phẩm từ vết thương.

    Những phương pháp nào giúp điều trị ngộ độc Clostridium perfringens?

    Để chẩn đoán ngộ độc thực phẩm, bác sĩ có thể cho người bệnh uống bù nước. Trong các trường hợp nghiêm trọng, họ có thể chỉ định truyền dịch tĩnh mạch và thay thế điện giải để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước. Kháng sinh thường không được sử dụng trong các trường hợp này.

    Đối với hoại thư sinh khí, bác sĩ sẽ mổ mô bị nhiễm độc và tổn thương. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị các nhiễm trùng còn lại.

    Phòng ngừa

    cách nấu ăn của mẹ

    Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ngộ độc Clostridium perfringens?

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

    • Đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ hoặc đông lạnh thực phẩm ở nhiệt độ dưới 4°C.
    • Thực phẩm nấu chín nhưng chưa dùng ngay nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4°C trở xuống trong vòng 6 giờ (hoặc lưu trữ ở bên ngoài với nhiệt độ cao hơn 60°C trong vòng 2 giờ).
    • Khi hâm nóng thức ăn, đảm bảo nhiệt độ trên 74°C.

    Phòng ngừa hoại thư sinh khí:

    • Đối với các vết thương sâu, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị
    • Tránh dùng vật lạ chạm vào vết thương để tránh nhiễm khuẩn

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

     

     

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Clostridium perfringens. https://www.uofmhealth.org/health-library/te6324. Ngày truy cập 6/5/2020

    Clostridium perfringens. http://www.bccdc.ca/health-info/diseases-conditions/clostridium-perfringens. Ngày truy cập 6/5/2020

    Clostridium perfringens. https://www.cdc.gov/foodsafety/diseases/clostridium-perfringens.html. Ngày truy cập 6/5/2020

     

     

     

     

    Phiên bản hiện tại

    20/05/2022

    Tác giả: Tố Quyên

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


    Bài viết liên quan

    Không chỉ sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm do muỗi như virus Zika, sốt rét, viêm não Nhật Bản cũng cần phòng ngừa!

    Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và tránh ăn gì để mau hồi phục?


    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    ad iconQuảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo