backup og meta

Nhiễm trùng đường ruột: Dấu hiệu nhận biết & Điều trị

Nhiễm trùng đường ruột: Dấu hiệu nhận biết & Điều trị

Bạn đang khổ sở với triệu chứng đau bụng tiêu chảy diễn ra liên tục trong nhiều ngày? Cảm giác buồn nôn khiến bạn chán ăn, mất khẩu vị? Nếu có các triệu chứng này rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường ruột. Tình trạng nhiễm trùng đường ruột có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau đây sẽ mách bạn cách nhận biết vấn đề trên ngay từ sớm và làm thế nào để chữa bệnh hiệu quả. Mời bạn cùng tham khảo.

Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn đường ruột) là một bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải vài lần trong đời. Bệnh thường có biểu hiện là những cơn tiêu chảy cấp tính, đi tiêu dạng phân nước hoặc nhầy nhớt liên lục trong một vài ngày, cũng có khi bệnh có các biểu hiện như triệu chứng của kiết lỵ.

Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm) gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Nhiều người thường thắc mắc rằng các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột hay dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột là gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây:

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột là gì?

mệt mỏi chán ăn

Theo các chuyên gia, các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột phổ biến nhất là:

Ngoài ra, người bị nhiễm trùng đường ruột cũng có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Khi nào bạn nên đi khám?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng đường ruột?

uống nước bị ô nhiễm gây nhiễm trùng đường ruột

Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột là do đâu? Câu trả lời là việc nhiễm các vi sinh vật gây bệnh là tác nhân đứng sau tình trạng này. Ngoài ra, vấn đề trên còn có khả năng xảy ra bởi một số yếu tố như:

  • Nước bị ô nhiễm: Việc tiêu thụ nguồn nước bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy, bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
  • Vệ sinh kém: Điều này cũng có thể gây lây nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn hay ăn, trước khi chăm sóc trẻ nhỏ… để hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.

Những ai dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Những ai có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường ruột? Thực tế , nhiễm trùng đường ruột là tình trạng rất phổ biến nhất, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết mỗi năm do các bệnh gây ra tình trạng tiêu chảy. Trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Mùa hè là thời điểm các bệnh truyền nhiễm, nhất là nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em có nguy cơ tăng cao.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột kéo dài, có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn hoặc lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian ngắn, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể thăm khám cho bạn bằng cách:

  • Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột đang diễn ra
  • Yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm. Xét nghiệm thông thường đối với nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là xét nghiệm mẫu phân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng đường ruột?

Người bị nhiễm trùng đường ruột cần điều trị như thế nào hay phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột không cần điều trị và người bệnh sẽ tự phục hồi. Những người bị tiêu chảy và có các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột khác nên thông báo cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng không rõ ràng diễn ra trong nhiều ngày liên tục.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể tự điều trị các triệu chứng tại nhà và duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt tương đối bình thường. Trẻ em đôi khi cần phải được chăm sóc đặc biệt. Trong khi hồi phục, người bệnh phải chắc chắn uống nhiều nước để tránh nguy cơ mất nước. Các bác sĩ khuyên bạn tránh dùng thuốc chống tiêu chảy vì chúng có thể giữ cho các tác nhân gây bệnh “cư trú” ở trong đường ruột lâu hơn.

Các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn đôi khi cần phải nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh hoặc dùng các phương pháp điều trị khác (nếu cần thiết). Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày đến một tuần trước khi hệ thống đường ruột, dạ dày hồi phục hoàn toàn.

Lưu ý khi bị nhiễm trùng đường ruột, bạn không nên tự ý mua dùng kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ em – đối tượng bị nhiễm khuẩn đường ruột để tránh gây nguy hiểm. Chỉ dùng thuốc khi cho chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi điều trị nhiễm trùng đường ruột

Bù nước cho cơ thể
Đảm bảo ăn uống lành mạnh, đủ chất và hợp vệ sinh
Điều trị nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

lựa chọn thực phẩm tươi sạch giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột

Bạn có từng thắc mắc những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng đường ruột? Thực tế, một số thói quen sống lành mạnh dưới đây có thể hỗ trợ hạn chế diễn tiến của bệnh, đồng thời góp phần phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột. Chúng bao gồm:

  • Tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi
  • Chú trọng lựa chọn các thực phẩm tươi, sạch
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Đảm bảo vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ,…

Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì?

Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là:

  • Gạo
  • Khoai tây
  • Các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh
  • Thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa
  • Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn
  • Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

Hello Bacsi tin rằng những thông tin cơ bản trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nhiễm trùng đường ruột, rất phổ biến ở trẻ em. Để từ đó chủ động chăm sóc sức khoẻ gia đình mình nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bowel infections

https://www.healthdirect.gov.au/bowel-infections#:~:text=Bowel%20infections%20are%20caused%20by,person%20who%20has%20the%20infection. Ngày truy cập 29/7/2022

Infections of the Small Intestine

https://muschealth.org/medical-services/ddc/patients/digestive-diseases/small-intestine/infections-of-the-small-intestine Ngày truy cập 29/7/2022

Common Gastrointestinal Infections

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30115338/ Ngày truy cập 29/7/2022

Intestinal infections

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11980461/ Ngày truy cập 29/7/2022

Intestinal Infections.

http://www.humanillnesses.com/Infectious-Diseases-He-My/Intestinal-Infections.html. Ngày truy cập 23/06/2017

Intestinal Infection.

http://www.doctorshealthpress.com/general-health-articles/intestinal-infection/. Ngày truy cập 23/06/2017

Intestinal Infection.

http://www.md-health.com/Intestinal-Infection.html. Ngày truy cập 23/06/2017

Phiên bản hiện tại

15/05/2023

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

Men vi sinh Enterogermina và những điều bạn cần biết

Bố mẹ cần chăm sóc con bị viêm ruột như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 15/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo