backup og meta

Virus corona chủng mới (SARS - CoV-2): Những điều bạn cần biết

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Virus corona chủng mới (SARS - CoV-2): Những điều bạn cần biết

Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!

Sau khi có hàng chục người nhập viện và tử vong vì những triệu chứng của bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc vào tháng 12/2021, các nhà khoa học đã ráo riết tìm ra nguồn gốc gây bệnh là virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu cụ thể hơn về những triệu chứng do virus corona chủng mới gây ra ở người, cũng như mối liên hệ đặc biệt nguy hiểm giữa coronavirus và các bệnh hô hấp cấp tính như SARS, MERS.

Virus corona chủng mới là gì?

Coronavirus là một họ virus lớn gây ra các nhiễm trùng ở đường hô hấp, như cảm lạnh. Trong đó, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) là nguyên nhân gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Bạn có thể đọc thêm: Giải đáp 21 sự thật về Covid-19.

Những triệu chứng thường gặp khi bạn bị nhiễm virus corona chủng mới

Người mệt mỏi

Triệu chứng virus corona chủng mới ở mỗi người không giống nhau, thậm chí có người còn không có bất kì dấu hiệu nhiễm bệnh nào.

Thông thường, các triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2 thường xuất hiện sau 2-14 ngày phơi nhiễm virus. Người bệnh có thể có các dấu hiệu sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Hụt hơi hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Đau đầu
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • Đau họng
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy

Nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm coronavirus chủng mới hoặc nghi ngờ mình có tiếp xúc với người nhiễm bệnh, hãy khai báo y tế hoặc gọi điện đến các cơ quan Y tế để được hướng dẫn kiểm tra và cách ly.

Con đường lây nhiễm chính của virus corona chủng mới

Đường lây nhiễm của virus corona

Virus corona chủng mới lây lan từ người sang người, kể cả những người ở gần nhau (trong phạm vi khoảng 1m)

Theo đó, virus corona có thể lây lan theo những cách sau:

  • Từ người sang người
  • Tiếp xúc gần trong phạm vi dưới 1m hoặc tiếp xúc với các dịch tiết từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
  • Lây lan qua không khí: virus có trong dịch tiết từ người bệnh có thể tồn tại trong không khí từ vài phút đến hàng giờ. Những virus này có thể lây cho người khỏe mạnh đứng xa hơn 1m hoặc sau khi người bệnh đã rời khổi chỗ đó.
  • Lây lan khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus corona: các giọt bắn có virus cũng có thể rơi trên các bề mặt và đồ vật. Một người khỏe mạnh có thể bị nhiễm COVID-19 nếu chạm vào các bề mặt hoặc đồ vật có virus này, sau đó đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng của họ.

Để phòng ngừa việc lây nhiễm, bạn hãy chủ động cách ly tại nhà nếu nghi ngờ có tiếp xúc với người bệnh và tránh tiếp xúc gần gũi hay ôm hôn người khác. Khi cần tiếp xúc, bạn phải mang khẩu trang y tế. Đồng thời, cần che miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi.

Nếu có thể, bạn hãy làm sạch và khử trùng vật dụng thường xuyên sử dụng trong nhà.

Bạn có thể quan tâm: Bạn nên làm gì khi phát hiện mình tiếp xúc với người nhiễm bệnh Covid-19

Những ai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn?

Hình ảnh virus corona

Người cao tuổi

Mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19 tăng dần theo tuổi, trong đó người cao tuổi có nguy cơ cao nhất. Theo CDC, trong 10 ca tử vong do nhiễm virus corona chủng mới thì có 8 ca là ở người cao tuổi.

Người có một số bệnh nền nhất định

Ở những người có các bệnh nền nhất định thì sẽ có nguy cơ chịu tác động của virus corona nghiêm trọng hơn. Nhiều trường hợp phải đặt máy thở, tiêm phổi nhân tạo (ECMO) và tiên lượng xấu.

Một số bệnh nền mãn tính có thể khiến bệnh COVID-19 nặng hơn như:

  • Ung thư
  • Bệnh thận mạn tính
  • COPD
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Tăng huyết áp
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch (do nhiễm HIV hoặc dùng các thuốc làm giảm miễn dịch)
  • Xơ phổi
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1
  • v.v

Bạn có thể quan tâm: Biến chứng của Covid-19 và nguy cơ ảnh hưởng tính mạng

Các biến thể của virus corona chủng mới

Tính đến đầu năm 2021, đã có nhiều biến thể của SARS-CoV-2 được các nhà nghiên cứu phát hiện, cụ thể:

  • Biến thể B.1.1.7 tại Anh
  • Ở Nam Phi, biến thể B.1.351 được phát hiện xuất hiện độc lập với B.1.1.7 vào đầu tháng 10/2020. Biến thể này có chung một số đột biến với B.1.1.7.
  • Ở Brazil, các nhà nghiên cứu đã phát hiện biến thể P.1 vào đầu tháng 1/2021 khi các du khách từ Brazil nhập cảnh vào Nhật Bản. Biến thể này chứa một tập hợp các đột biến bổ sung có thể khiến kháng thể không thể nhận diện được nó.

Bạn có thể xem thêm: Phòng ngừa Covid-19: Những điều nên và không nên

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What is to know about corona virus?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/256521.php

Ngày truy cập: 13/1/2020

Human corona virus types

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/transmission/variant.html

Ngày truy cập: 13/1/2020

Corona transmission

cdc.gov/coronavirus/about/transmission.html

Ngày truy cập: 13/1/2020

Phiên bản hiện tại

04/05/2023

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Nguyen Vo


Bài viết liên quan

Không chỉ sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm do muỗi như virus Zika, sốt rét, viêm não Nhật Bản cũng cần phòng ngừa!

Viêm não do herpes simplex virus, hiểm họa có thể phòng tránh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 04/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo