backup og meta

16 loại đồ vật mang mầm bệnh bạn hay chạm tay vào mỗi ngày

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

16 loại đồ vật mang mầm bệnh bạn hay chạm tay vào mỗi ngày

Nhiều loại vi khuẩn, virus, kể cả virus corona có thể tồn tại nhiều giờ liền bên ngoài cơ thể người. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, chúng sẽ theo đường dịch tiết bám dính trên vật dụng gia đình hoặc các bề mặt cứng khác ở nơi công cộng.

Sau khi bạn cầm nắm, chạm tay vào những bề mặt của những vật mang mầm bệnh nhưng không rửa tay, bạn rất dễ bị lây nhiễm bệnh từ đó. Dưới đây là 16 loại đồ vật mang mầm bệnh mà bạn rất hay chạm vào mỗi ngày.

1. Điện thoại di động

Điện thoại di động

Điện thoại di động theo bạn đi khắp nơi. Nhiều nghiên cứu khẳng định, bề mặt của chiếc điện thoại bạn đang dùng có thể bẩn hơn bồn vệ sinh gấp 10 lần. Nó cũng là nơi bám dính lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó có khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy hoặc chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp ở người.

Giải pháp để đối phó với thứ mang mầm bệnh này là bạn hãy hạn chế tối đa việc mang nó vào nhà vệ sinh và thường xuyên lau điện thoại bằng khăn vải mềm có thấm dung dịch sát khuẩn.

2. Vật mang mầm bệnh: Remote điều khiển

Trẻ cầm remote tivi

Remote điều khiển ti vi, quạt hoặc các thiết bị điện tử khác trong nhà là thứ mà mọi người đều thường xuyên chạm vào. Khi không nằm trong tay của bạn, nó có thể nằm trên sàn nhà, đệm sofa hoặc mặt bàn… Đây là những “ngôi nhà” ấm cúng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển.

Để hạn chế nguy cơ lây bệnh cho cả nhà từ remote điều khiển, bạn hãy thường xuyên lau chùi, vệ sinh chúng bằng khăn giấy kháng khuẩn.

3. Bàn phím máy vi tính

Bàn phím <a target=máy vi tính là vật mang mầm bệnh bạn thường xuyên tiếp xúc ” width=”750″ height=”500″ />

Ở chốn công sở, bạn có thể ăn trưa ngay tại bàn làm việc. Những mẩu thức ăn nhỏ hoặc nước bọt của bạn có thể bắn vào bàn phím mà bạn không để ý.

Bàn phím máy vi tính ở nhà cũng tương tự, có thể mang nhiều mầm bệnh. Để làm sạch, bạn tắt máy vi tính, sau đó dùng chổi vệ sinh bàn phím để quét sạch bụi bẩn. Tiếp theo, bạn thấm một ít cồn sát khuẩn vào bông gòn hoặc khăn vải mềm để lau sạch bàn phím.

4. Miếng bọt biển rửa chén bát cũng là vật mang mầm bệnh bạn chạm tay vào mỗi ngày

Làm sạch chảo bằng miếng bọt biển

WebMD đưa thông tin gây ngạc nhiên rằng miếng bọt biển rửa chén là một trong những thứ bẩn nhất trong nhà của bạn. Nó có công dụng chà sạch thức ăn thừa và bụi bẩn trên chén bát và các dụng cụ nhà bếp khác. Vì thế, nó luôn phải tiếp xúc với những loại chất bẩn. Rất khó để bạn có thể giữ sạch nó. Vì thế, hãy thay thế nó thường xuyên hoặc giặt và phơi nắng sau mỗi lần sử dụng.

5. Kệ treo bàn chải đánh răng

Mặc dù kem đánh răng có thể làm sạch vi trùng ở răng và khoang miệng nhưng nó không thể loại bỏ hết những mầm bệnh còn bám dính lại ở lông bàn chải. Sau khi đánh răng xong, bạn treo bàn chải vào giá đỡ. Những giọt nước còn sót lại trên bàn chải có thể kéo theo vi trùng nhỏ giọt xuống giá đỡ. Từ đó, đây là nơi sinh sống lý tưởng của mầm bệnh.

Bạn hãy thường xuyên chùi rửa giá đỡ bằng chất khử trùng, thay mới bàn chải đánh răng từ 4-6 tháng/lần hoặc phơi nắng chúng sau mỗi lần sử dụng.

6. Đồ chơi của thú cưng

Chó lông xù

Coronavirus gây bệnh viêm phổi cấp không thể lây lan qua chó, mèo hoặc các vật nuôi khác nhưng những loại mầm bệnh khác thì hoàn toàn có thể.

Những loại đồ chơi dành cho thú cưng cũng chứa rất nhiều vi khuẩn do chúng ngậm vào mồm hoặc chơi đùa trên nền đất. Bạn hãy thường xuyên vệ sinh đồ chơi để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nếu đồ chơi được làm từ cao su, bạn hãy ngâm vào dung dịch sát khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch. Nếu chúng được làm từ vải, bạn giặt hoặc chà rửa bằng bột giặt rồi mang đi phơi nắng.

7. Chiếc ví hoặc túi xách của bạn

Chiếc túi xách đặt lên ghế dễ bị lây nhiễm vi khuẩn

Bạn thường xuyên sử dụng ví hoặc túi xách nhưng ít khi làm sạch nó. Hơn nữa, chúng cũng hay được đặt ở những nơi có nhiều vi khuẩn như ghế ngồi, mặt bàn, ghế trên xe ô tô… Điều này khiến vật dụng này trở thành thứ mang mầm bệnh rất gần gũi với bạn mỗi ngày.

Để hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh từ ví hoặc túi xách, bạn hãy treo nó lên một chiếc móc riêng biệt mỗi khi trở về nhà. Bạn cũng có thể dùng khăn lau kháng khuẩn để vệ sinh bề mặt của chúng.

Ngoài ra, khi chọn mua ví hoặc túi xách, bạn hãy ưu tiên những mẫu mã có bề mặt nhẵn vì chúng dễ vệ sinh và hạn chế vi khuẩn trú ngụ hơn so với những mẫu có bề mặt gồ ghề.

8. Vật mang mầm bệnh: Khăn lau bếp

Cô gái lau chùi tủ bếp

Bạn thường sử dụng khăn lau bếp để lau chùi các mặt phẳng như bếp ga, kệ bếp, bàn ăn… Đây là cách thuận lợi để các loại vi khuẩn bám lại và sinh sống trên khăn lau.

Để loại bỏ chúng, bạn hãy thường xuyên giặt khăn. Cách tốt nhất là ngâm khăn trong nước có pha thuốc khử trùng khoảng 15 phút trước khi giặt rồi phơi dưới trời nắng.

9. Máy giặt

Vệ sinh máy giặt để tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho em bé

Vòng quay nhanh và chức năng sấy trong máy giặt không thể loại bỏ hết các loại vi khuẩn cứng đầu. Trong số đó có virus rota gây ra những vấn đề nghiêm trọng ở dạ dày.

Vì thế, bạn hãy thử giặt đồ bằng nước nóng, sử dụng thuốc tẩy khi có thể và đừng bỏ qua chức năng sấy của máy giặt.

Bạn có thể xem thêm: Vệ sinh máy giặt để triệt tiêu nguồn sống của các loại vi khuẩn nguy hiểm

10. Các vật dụng công cộng ở văn phòng làm việc

Tủ lạnh

Tay nắm tủ lạnh, cửa lò vi sóng hoặc cần gạt vòi nước hay máy chấm công ở văn phòng làm việc của bạn đều được vi khuẩn bao phủ. Sau mỗi lần sử dụng, bạn hãy chịu khó rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, trong đó có virus corona.

11. Ly uống nước hoặc cốc đựng cà phê ở nơi làm việc

Uống cà phê nhiều có khiến cơ thể mất nước

Những vật dụng này thường được bạn chà rửa bằng miếng bọt biển dùng chung ở nơi làm việc. Đây là con đường lây lan thuận lợi của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Để xử lý, bạn hãy tự chuẩn bị cho mình dụng cụ rửa ly, cốc riêng. Tráng lại ly, cốc bằng nước sôi sau mỗi lần rửa. 

12. Tiền cũng là thứ mang mầm bệnh bạn chạm vào mỗi ngày

Tiền có mặt ở nhiều môi trường khác nhau. Nó được chuyền tay từ người nay sang người khác. Theo WebMD, các nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng hầu hết các tờ tiền đều chứa khoảng 3.000 loại vi khuẩn. Những vi khuẩn này có thể gây ra mụn trứng cá, bệnh da liễu hoặc những vấn đề sức khỏe khác cho người đụng vào chúng.

Việc làm thiết thực nhất giúp bạn phòng ngừa nguy cơ lây bệnh là hãy rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn sau mỗi lần bạn sử dụng tiền.

13. Vật mang mầm bệnh: Nút bấm trên máy rút tiền (trạm ATM)

Dùng thẻ ATM rút tiền

Mọi người từ khắp nơi đều chạm tay vào nút bấm trên trạm ATM. Các nhà khoa học ở Mỹ đã tìm thấy các loại vi khuẩn từ thực phẩm như cá, gà, thực vật thối rữa… trên các nút bấm này. Khi bạn bấm vào các phím trên máy rút tiền, có nhiều khả năng những mầm bệnh này sẽ bám vào ngón tay của bạn và xâm nhập vào cơ thể nếu sau đó bạn không rửa tay.

14. Xe đẩy siêu thị

Coronavirrus có thể có trong <a target=xe đẩy siêu thị” width=”750″ height=”500″ srcset=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/11/xe-day-sieu-thi-1-e1573117369543.jpg 750w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/11/xe-day-sieu-thi-1-e1573117369543-300×200.jpg 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/11/xe-day-sieu-thi-1-e1573117369543-90×60.jpg 90w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/11/xe-day-sieu-thi-1-e1573117369543-45×30.jpg 45w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/11/xe-day-sieu-thi-1-e1573117369543-701×467.jpg 701w” sizes=”(max-width: 750px) 100vw, 750px” />

Xe đẩy siêu thị cũng là một trong những vật dụng công cộng mang rất nhiều mầm bệnh. Mọi người chọn mua nhiều loại thực phẩm sống rồi cầm tay xe đẩy đi. Trẻ em mặc bỉm ngồi rất lâu trên ghế ngồi của xe đẩy. Khi nó được đưa ra bãi đậu xe, ruồi nhặng mang ký sinh trùng đậu vào tay cầm xe… Tất cả đều là con đường lan truyền mầm bệnh nhanh chóng khi bạn dùng chúng.

Nếu có thể, bạn hãy mang theo khăn lau sát khuẩn để lau tay cầm xe đẩy trước khi sử dụng.

15. Hộp đựng xà phòng ở nơi công cộng

Bàn tay của bạn và những người khác không được làm sạch trước khi ấn nút lấy xà phòng rửa tay ở nơi công cộng. Bên cạnh đó, lượng xà phòng bên trong bình hoặc hộp đựng ở đó cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn sau một thời gian dài không được vệ sinh.

Khi bạn rửa tay bằng loại xà phòng này, bạn sẽ là khâu trung gian truyền nhiễm vi khuẩn từ xà phòng sang bất cứ thứ gì bạn chạm vào sau đó.

16. Vật mang mầm bệnh: nút bấm thang máy

Bấm thang máy

Bạn có biết được bao nhiêu người sử dụng nút bấm trong tháng máy để đi lên và đi xuống mỗi ngày? Mỗi người bước vào tháng máy đều có ít nhất 1 lần bấm vào nút điều khiển. Đó là lý do vì sao có rất nhiều vi khuẩn, virus ký sinh trong nút bấm, kể cả virus corona đang khiến nhiều người e ngại.

Nếu có thể, bạn hãy mang theo bên mình một lọ nước rửa tay khô để làm sạch tay sau mỗi lần sử dụng thang máy. Bạn cũng có thể thay thế nước rửa tay khô bằng khăn lau tay sát khuẩn để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ nút bấm thang máy.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Germy Things You Touch Every Day

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ss/slideshow-germiest-things

Ngày truy cập: 7-2-2020

Germiest Places in Your Office

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ss/slideshow-germs-office

Ngày truy cập: 7-2-2020

5 unexpectedly germy things you touch every day

https://www.channelnewsasia.com/news/health/5-unexpectedly-germy-things-you-touch-every-day-9404858

Ngày truy cập: 7-2-2020

Phiên bản hiện tại

27/04/2023

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Nguyen Vo


Bài viết liên quan

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé sinh mổ vào mùa mưa

Không chỉ sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm do muỗi như virus Zika, sốt rét, viêm não Nhật Bản cũng cần phòng ngừa!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 27/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo