Nguyên nhân
Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?

Bất cứ điều gì ngăn cản máu chảy hoặc làm tăng quá trình đông máu đều có thể gây ra cục máu đông trong chân. Các nguyên nhân chính gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là tổn thương tĩnh mạch do phẫu thuật hoặc viêm, tổn thương do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Các yếu tố nguy cơ
Bạn có nhiều nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới nếu mang các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Tuổi cao. Người trên 60 tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh, mặc dù, tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
- Ít vận động trong thời gian dài. Cục máu đông ở chân có thể phát triển nếu bạn không di chuyển trong thời gian dài. Không vận động khiến cơ không co lại để máu được lưu thông, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Một số lý do khiến bạn ít di chuyển bao gồm: ngồi trong thời gian dài khi lái xe hoặc đi máy bay, nằm lâu trên giường sau khi phẫu thuật, bị liệt,…
- Chấn thương hoặc phẫu thuật. Chấn thương tĩnh mạch ở chân hoặc phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
- Mang thai. Mang thai làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở xương chậu và chân. Nguy cơ đông máu do mang thai có thể tiếp tục kéo dài đến 6 tuần sau khi sinh em bé. Những người mắc chứng rối loạn đông máu di truyền đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh.
- Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone. Cả hai phương pháp này đều có thể làm tăng khả năng đông máu.
- Thừa cân hoặc béo phì. Thừa cân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở xương chậu và chân.
- Hút thuốc. Hút thuốc ảnh hưởng đến lưu thông máu và đông máu, có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
- Ung thư. Một số bệnh ung thư làm tăng một số chất trong máu, khiến máu đông lại. Một số phương pháp điều trị ung thư cũng làm tăng nguy cơ đông máu.
- Suy tim. Suy tim làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng thuyên tắc phổi. Bởi vì tim và phổi không hoạt động tốt ở những người bị suy tim nên các triệu chứng do thuyên tắc phổi dù nhỏ cũng sẽ dễ nhận thấy hơn.
- Bệnh viêm ruột. Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiền sử bệnh. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn mắc một hoặc cả hai tình trạng là huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi, thì bạn sẽ có nguy cơ cao hơn.
- Di truyền học. Một số người có những di truyền trong ADN khiến máu dễ đông hơn. Một ví dụ là yếu tố V Leiden. Rối loạn di truyền này làm thay đổi một trong những yếu tố đông máu trong máu. Tuy nhiên, rối loạn di truyền đơn độc có thể không gây ra cục máu đông, trừ khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác.
Đôi khi, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể xảy ra mà không có yếu tố nguy cơ nào được xác định. Đây được gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch vô căn.
Biến chứng
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có nguy hiểm không?
Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Thuyên tắc phổi (PE). Đây là một biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng, xảy ra khi cục máu đông ở chân vỡ ra và mắc kẹt trong mạch máu trong phổi.
- Hội chứng hậu viêm tĩnh mạch. Tổn thương tĩnh mạch do cục máu đông làm giảm lưu lượng máu đến các khu vực bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm đau chân, sưng chân, thay đổi màu da và lở loét da.
- Biến chứng do điều trị. Thuốc chống đông máu thường được dùng để điều trị tình trạng này. Chảy máu là một tác dụng phụ đáng lo ngại của thuốc chống đông. Điều quan trọng là phải xét nghiệm máu thường xuyên trong khi điều trị.
Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyênhjhdsj viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!