backup og meta

Suy tim độ 4: Bạn có thể sống khỏe được bao lâu?

Suy tim độ 4: Bạn có thể sống khỏe được bao lâu?

Nhiều người hoang mang vô cùng khi nghe nói rằng suy tim độ 4 là án tử sớm cho bất cứ ai mắc phải. Thật ra, bạn hoàn toàn có thể duy trì sức khỏe nếu biết cách chăm sóc và điều trị phối hợp để kéo dài tuổi thọ. 

Tuổi thọ của người bệnh suy tim độ 4 rất khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, dạng suy tim, độ tuổi, đáp ứng điều trị và việc kiểm soát biến chứng ở người bệnh… Đối với người suy tim cao tuổi, các phương pháp điều trị như phẫu thuật sửa van, thay van tim, đặt máy tạo nhịp tim… có thể làm tăng tỷ lệ sống sót. Người suy tim trẻ tuổi có khả năng hồi phục cao thì cơ hội đẩy lùi sẽ cao hơn.

Giáo sư Phạm Gia Khải, Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, người bệnh suy tim dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng không nên quá lo lắng. Nếu xác định đúng nguyên nhân gây suy tim, bạn sẽ tìm ra hướng điều trị hiệu quả. Mặc dù khó chữa khỏi hẳn nhưng những cách điều trị này sẽ giúp thuyên giảm hoặc làm chậm tiến trình phát triển của suy tim. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thông tin về suy tim độ 4 và cách chữa trị nhé!

Chăm sóc tại nhà giúp giảm nhẹ triệu chứng

suy tim độ 4
Bạn nên mua máy đo huyết áp sử dụng tại nhà để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Người bệnh suy tim độ 4 thường bị khó thở, đặc biệt về đêm khi nằm ngủ nên bạn hãy nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, kê gối cao đầu để dễ thở hơn. Bạn cũng nên thực hiện tiêm phòng cúm và viêm phổi theo đúng hướng dẫn bác sĩ. Đồng thời, bạn hãy điều chỉnh lối sống hàng ngày theo lời khuyên sau đây:

1. Ăn uống khoa học: Bạn nên lưu ý cách chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe của tim.

  • Ăn nhiều trái cây giàu vitamin và kali như chuối, cam, cà rốt, bơ…
  • Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Hạn chế muối ăn. Bạn nên ăn nhạt và hạn chế ăn lượng muối mỗi ngày xuống dưới 0.5g.
  • Chỉ uống nước khi khát hoặc khi thấy nước tiểu sẫm màu.

Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, bạn cần lưu ý bỏ hút thuốc lá và không sử dụng rượu.

2. Tập luyện đều đặn: Nếu vẫn còn khả năng đi lại như bình thường, bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, dưỡng sinh… Trong trường hợp người bệnh không thể di chuyển, người nhà cần bóp chân tay thường xuyên và để người bệnh cử động các khớp tại chỗ giúp tăng lưu thông máu trong cơ thể.

3. Theo dõi triệu chứng suy tim: Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng cơ thể và ghi lại cân nặng mỗi ngày. Trong trường hợp tình trạng khó thở tăng lên, người phù hoặc tăng cân đột ngột bất thường hơn 2kg trong 3 ngày, bạn cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh dùng thuốc phù hợp.

Cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ, các biện pháp chăm sóc tại nhà có ý nghĩa rất quan trọng. Những biện pháp này giúp cải thiện chất lượng sống, giảm khó thở, mệt mỏi và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối.

Điều trị theo bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tiến triển

Các thuốc được dùng trong suy tim nhằm mục đích là cải thiện triệu chứng, biến chứng cho người bệnh. Các thuốc điều trị cơ bản bao gồm các thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch nhóm chẹn beta, ức chế men chuyển…

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy tim và thể trạng người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cấy máy tạo nhịp, phẫu thuật sửa chữa van tim, thay van, ghép tim…

suy tim độ 4
Việc dùng thuốc trái với chỉ định bác sĩ có thể khiến bệnh càng lúc càng nguy hiểm hơn.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh suy tim độ 4

Không những phải gánh chịu những triệu chứng suy tim độ 4, người bệnh còn phải đối mặt với những đợt suy tim cấp phải nhập viện thường xuyên. Do vậy, bạn cần cảnh giác và biết cách xử lý với hai dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

Cơn phù phổi cấpKhó thở kịch phát, ho ra đờm có lẫn bọt hồng.

Cách xử lý: Đặt người bệnh ở trên giường tư thế ngồi, hai chân để thõng xuống giường để máu chảy xuống hai chân nhằm giảm áp lực máu lên tim. Nếu người bệnh ho có đờm, tiến hành hút đờm để hỗ trợ đường thở thông thoáng rồi nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Nhồi máu cơ tim: Cảm giác nóng ran ở ngực, mệt mỏi bất thường, nghẹt thở, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, đau lan phần trên của cơ thể như cổ, lưng, xương hàm….

Cách xử lý: Trước tiên, người bệnh cần ngưng mọi hoạt động ngay lập tức, cho ngồi tựa lưng góc 45 độ tại nơi gần nhất và gọi ngay xe cấp cứu. Sau đó, người bệnh dùng ngay viên nitroglycerin dạng ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt. Nếu có Aspirin 325mg thì hãy dùng ngay để phòng cục máu đông và nhanh chóng đưa đến bác sĩ, tránh để quá 15 phút.

Mặc dù suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất nhưng người bệnh vẫn có những cơ hội sống thêm nhiều năm nếu biết chăm sóc và chữa trị hiệu quả.

Dùng thảo dược giúp tăng cường chức năng tim

Nhiều bằng chứng cho thấy bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ và điều chỉnh lối sống, việc kết hợp sử dụng thêm thảo dược Đông y sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh suy tim. Sự phối hợp này sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau, giúp giảm nhanh các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm Khang chứa các thảo dược như Đan sâm, Natto, Hoàng đằng kết hợp với L – carnitine. Sản phẩm giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm khó thở, mệt mỏi, phù, giảm cholesterol máu và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, cải thiện phân suất tống máu.

Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được công bố trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.

Sau khi sử dụng TPBVSK Ích Tâm Khang, anh Sơn (Việt Trì) chia sẻ.“Tôi bắt đầu gọi vợ con đến dặn dò những câu cuối cùng và dằn vặt trên giường về cuộc sống phải gắn liền với bình oxy. Vô tình biết đến và sử dụng Ích Tâm Khang, sau một khoảng thời gian tôi nay đã thoát khỏi cửa tử, dần dần trở lại hoạt động bình thường…” 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về câu chuyện của anh Sơn: Khi Cuộc Sống Trở Lại

suy tim độ 4
TPBVSK Ích Tâm Khang chứa các thảo dược giúp giảm nhẹ suy tim độ 4.
Suy tim độ 4 tuy nghiêm trọng nhưng không phải là bản án tử hình. Thời gian sống khi mắc bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu giữ vững tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ kết hợp sử dụng thực phẩm hỗ trợ, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe với căn bệnh này!

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hoàng Trí HELLO BACSI

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Heart Failure
https://www.healthline.com/health/heart-failure
Ngày truy cập: 11.04.2019

Causes and Risks of Heart Disease
https://www.healthline.com/health/heart-disease/causes-risks
Ngày truy cập: 11.04.2019

Everything You Need to Know About Heart Disease
https://www.healthline.com/health/heart-disease
Ngày truy cập: 11.04.2019

 

Phiên bản hiện tại

02/08/2019

Tác giả: Hoàng Trí

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Người bị bệnh động mạch vành nên ăn gì? | Hello Bacsi x SANOFI

Biến chứng suy tim: Làm sao để ngăn ngừa?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 02/08/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo