backup og meta

Cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim: Lợi thế kinh ngạc từ Đông y

Cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim: Lợi thế kinh ngạc từ Đông y

Các cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim, hay bệnh mạch vành, không chỉ được người dân châu Á sử dụng, mà còn khiến các nhà khoa học phương Tây ngạc nhiên với hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Nhờ đó, xu hướng điều trị thiếu máu cơ tim bằng thảo dược tự nhiên của Đông y ngày càng lan rộng trên thế giới!

Việc sử dụng phối hợp giữa Tây y và Đông y ngày càng được nhiều chuyên gia tim mạch sử dụng. Ngay cả khi Tây y đã phát triển với nhiều bước tiến vượt bậc vẫn không thể chối bỏ vai trò của Đông y trong chữa trị bệnh tim mạch.

Lợi thế của cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim

Từ hàng nghìn năm trước, nhiều bài thuốc Đông y trị thiếu máu cơ tim theo kinh nghiệm dân gian đã được truyền qua các thế hệ. Ngày nay, nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho thấy các bài thuốc dân gian chữa tim mạch có tác dụng giãn mạch, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, cục máu đông. Tác dụng này giúp giảm tình trạng thiếu máu cơ tim.

Với lợi thế của Đông y, nhiều người đã chọn đây là giải pháp lâu dài giúp phục hồi chức năng tim. Thực tế, các nước phương Tây không thiếu thuốc điều trị thiếu máu cơ tim tốt, nhưng tỷ lệ người bệnh phải điều trị bằng biện pháp can thiệp hoặc phẫu thuật vẫn tăng lên trong nhiều năm qua. Trong khi đó, việc kết hợp điều trị Đông y và Tây y ở các nước phương Đông lại đạt được kết quả khả quan hơn.

Theo thống kê của Trung Quốc, có hơn 71,2% bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị kết hợp cả Tây y và Đông y. Những bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc nam có xu hướng giảm liều lượng dùng của thuốc Tây, và có hiệu quả điều trị cao hơn hẳn nhóm chỉ dùng đơn độc thuốc điều trị thiếu máu cơ tim.

Đối với bệnh mạn tính như thiếu máu cơ tim có liên quan tới yếu tố di truyền và thói quen sống, người bệnh chỉ điều trị bằng thuốc sẽ khó đạt được hiệu quả tối ưu.

Vì vậy, không chỉ các nước châu Á mà nhiều nước có y học phát triển như Úc, Canada và Mỹ cũng đầu tư tìm hiểu các loại cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim. Nếu biết kết hợp phương pháp điều trị Đông y với Tây y, cơ hội chữa khỏi của người bệnh sẽ càng cao.

Một số cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim

Các nghiên cứu cho thấy tác dụng của nhiều loại cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung. Nhưng trong đó chỉ có một số cây thuốc như Đan sâm, Hoàng đằng, Tam thất, Bồ hoàng… được sử dụng phổ biến.

1. Đan sâm tăng cường máu đến tim

Tam thất là một thuốc nam trị thiếu máu cơ tim

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim được sử dụng lâu đời nhất trong điều trị bệnh tim mạch, với tác dụng:

  1. Giãn động mạch vành: Giúp tăng lưu lượng máu qua mạch vành, cải thiện thiếu máu cục bộ cơ tim, phục hồi cơ tim sau tổn thương.
  2. Giảm độ kết dính của máu: Với tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu, tăng tiêu sợi huyết ngăn cản quá trình đông máu nên giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  3. Cải thiện tình trạng thiếu oxy ở cơ tim: Giúp bảo vệ cơ tim trong trường hợp thiếu oxy.
  4. Chống phì đại cơ tim: Ngăn ngừa quá trình biến đổi cấu trúc của cơ tim do các bệnh tim mạch. Ngăn dày thất trái, làm chậm tiến triển suy tim cho người bệnh tăng huyết áp.

2. Tam thất làm giảm cơn đau thắt ngực

Tam thất (Panax notoginseng) giúp bạn giảm thời gian và tần suất đau thắt ngực, tác động tương đương với thuốc giãn mạch vành nitroglycerin, đồng thời có tác dụng ngăn chặn cơn đau thắt ngực tái phát.

Bên cạnh đó, tam thất còn giúp cải thiện tuần hoàn cơ tim, giảm rối loạn nhịp tim, giảm lipid máu, chống thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp.

3. Hoàng đằng có tác dụng chống viêm

Hoàng đằng (Coscinium usitatum) với hoạt chất là berberin có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol, làm tăng độ đàn hồi và dẻo dai cho thành mạch. Viêm và lắng đọng cholesterol là những nguyên nhân chính gây ra mảng xơ vữa làm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Ngoài ra, cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim này còn giúp cải thiện chức năng tim, ngăn ngừa suy tim nhờ làm tăng nồng độ canxi trong các tế bào cơ tim. Hoàng đằng còn có tác dụng làm giảm tần suất nhịp ngoại tâm thu, tăng chỉ số phân suất tống máu.

4. Bồ hoàng có tác dụng giãn động mạch vành

Bồ hoàng (Typha angustifolia L.) là thuốc nam trị thiếu máu cơ tim có tác dụng giãn động mạch vành, giảm lipid, làm giảm cholesterol toàn phần, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, nên giúp ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, nghiên cứu dược lý hiện đại lại cho thấy bồ hoàng có thể thúc đẩy quá trình đông máu một cách rõ rệt và lâu dài. Đây là hạn chế khi người bệnh sử dụng bồ hoàng kéo dài, bởi loại thảo dược này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống đông và tăng nguy cơ đông máu. Vì vậy, người bệnh tim mạch sử dụng chế phẩm chứa bồ hoàng cần phải theo dõi chỉ số đông máu INR thường xuyên.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết thêm các một số cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim thường được sử dụng. Việc kết hợp Đông và Tây y từ lâu đã được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, thảo dược có thể tương tác với các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim bạn đang sử dụng. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc để dùng thuốc hợp lý và an toàn.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đỗ Huy Bích (2004), Các thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

Everything You Need to Know About Heart Disease https://www.healthline.com/health/heart-disease Ngày truy cập 14.12.2018

What Is Coronary Artery Disease? https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease Ngày truy cập 14.12.2018

Silent Ischemia and Ischemic Heart Disease https://www.heart.org/en/health-topics/heart-attack/about-heart-attacks/silent-ischemia-and-ischemic-heart-disease Ngày truy cập 14.12.2018

Herbal Medicine for the Treatment of Cardiovascular Disease https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/210378 Ngày truy cập 29.04.2021

Phiên bản hiện tại

14/10/2023

Tác giả: Thảo Viên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Thiếu máu cơ tim cục bộ

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 14/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo