backup og meta

[Chuyên gia tư vấn] Làm sao để sống khỏe với bệnh mỡ máu cao?

[Chuyên gia tư vấn] Làm sao để sống khỏe với bệnh mỡ máu cao?

Bệnh mỡ máu cao diễn tiến thầm lặng nhưng có thể dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị. Để ngăn ngừa các nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, bạn cần điều chỉnh lối sống và tìm cách chữa trị đúng đắn.

Hai loại mỡ phổ biến nhất trong cơ thể là cholesterol và triglyceride. Chứng mỡ máu cao hay còn gọi là máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do sự tăng cao của một trong hai hoặc cả hai loại mỡ trên. Bệnh này thường không có dấu hiệu rõ ràng nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ mắc những chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2…

Vì thế, bạn nên lưu ý những điều quan trọng sau đây để chung sống với bệnh mỡ máu cao một cách khỏe mạnh.

1. Ăn uống lành mạnh

mỡ máu cao

Bạn có thể giảm cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn theo các gợi ý sau:

• Giảm chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa nguyên béo. Loại chất béo này sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Vậy nên bạn hãy cắt giảm chất béo bão hòa nếu muốn giảm cholesterol xấu.

• Loại bỏ chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa thường có mặt trong các món ăn chế biến sẵn như bơ thực vật, bánh quy, bánh kem… Loại chất béo này làm tăng mức cholesterol nên cũng cần bị loại ra khỏi chế độ ăn uống.

• Bổ sung thêm axit béo omega-3: Axit béo omega-3 tuy không ảnh hưởng đến lượng cholesterol xấu nhưng lại mang đến một số lợi ích cho sức khỏe tim mạch như giúp giảm huyết áp. Thực phẩm có axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt lanh.

• Tăng lượng chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu, từ đó giúp bạn kiểm soát bệnh mỡ máu cao. Bạn có thể bổ sung chất này từ yến mạch, đậu tây, cải mầm brussels, táo và lê.

• Bổ sung bột whey protein: Whey protein là một loại bột giàu protein được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa. Loại bột này có thể giúp bạn giảm cholesterol xấu, cholesterol toàn phần và hạ huyết áp.

2. Vận động thường xuyên

mỡ máu cao

Hoạt động thể chất rất quan trọng trong giúp bạn duy trì sức khỏe, giảm cân và kiểm soát mức cholesterol. Khi bạn ít vận động, mức cholesterol tốt sẽ giảm khiến mức cholesterol xấu tăng nhanh.

Bạn chỉ cần vận động 3 – 4 lần một tuần, một lần khoảng 40 phút là đã có thể cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể. Bạn có thể cân nhắc tăng thời gian vận động của mình bằng các hoạt động như:

  • Đi bơi
  • Tập gym
  • Đạp xe đi làm
  • Đi cầu thang bộ thay vì thang máy
  • Đi bộ nhanh với bạn bè, người thân
  • Nếu bạn đi xe buýt, hãy xuống xe sớm 1 – 2 trạm để đi bộ đến nơi mình cần xuống

3. Tránh dùng chất kích thích

Thói quen uống quá nhiều bia rượu không những ảnh hưởng xấu đến lượng cholesterol mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như huyết áp cao, suy tim và đột quỵ. Vậy nên, bạn cần tránh những đồ uống có cồn này nếu muốn sống khỏe với bệnh mỡ máu cao.

Ngoài ra, bạn cũng cần bỏ hút thuốc nếu muốn tăng lượng cholesterol tốt. Quyết định bỏ thuốc lá sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Trong vòng 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyết áp và nhịp tim sẽ hồi phục sau khi bị tăng đột biến do thuốc lá.
  • Trong vòng ba tháng sau khi bỏ thuốc, tuần hoàn máu và chức năng phổi sẽ bắt đầu cải thiện.
  • Trong vòng một năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc.

4. Dùng thuốc Tây trị mỡ máu cao

mỡ máu cao

Nếu những thay đổi trong lối sống không đủ để điều trị bệnh mỡ máu cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn kiểm soát bệnh. Các loại thuốc hạ cholesterol và triglyceride thường thấy là:

  • Niacin 
  • Atorvastatin 
  • Fluvastatin 
  • Lovastatin 
  • Pitavastatin 
  • Pravastatin 
  • Rosuvastatin 
  • Simvastatin
  • Cholestyramine 
  • Colesevelam 
  • Colestipol 
  • Các chất ức chế hấp thu cholesterol như asezetimibe 
  • Thuốc tiêm như alirocumab hoặc evolocumab 
  • Fenofibrate hoặc gemfibrozil 
  • Thực phẩm bổ sung axit béo omega – 3
  • Các thực phẩm bổ sung giúp giảm cholesterol khác

Thuốc Tây tuy rất cần thiết nhưng cũng có những một số nhược điểm nhất định. Một trong những nhược điểm là thuốc Tây có nhiều tác dụng phụ lên các cơ quan nội tạng. Hơn nữa, thuốc Tây cũng không phải phù hợp cho tất cả mọi người. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người tìm đến thảo dược để giúp kiểm soát bệnh mỡ máu cao.

5. Dùng thảo dược giúp kiểm soát cholesterol

Với mục tiêu kiểm soát lượng cholesterol, thảo dược từ thiên nhiên nên sẽ lành tính và ít tác dụng phụ hơn. Hai thảo dược quý mà bạn có thể tham khảo là:

• Chiết xuất nần nghệ: Trong nần nghệ có hàm lượng saponin cao, một dược chất giúp bạn làm sạch mạch máu và các cơ quan khác. Bên cạnh đó, saponin cũng giúp ngăn cholesterol hấp thụ vào máu và từ đó ngừa bệnh tim mạch. Đây là một dược liệu được tiến sĩ – lương y Nguyễn Hoàng nghiên cứu hơn 40 năm.

• Chiết xuất Bergamote: Chiết xuất Bergamote chuẩn hóa có hơn 38% flavonoid hoạt tính sinh học như melitidin và brutieridin. Đây là những chất giúp điều hòa men tổng hợp cholesterol (HMG-CoA) và giúp giảm tổng hợp cholesterol xấu LDL tại gan. Điều này sẽ giúp giảm lượng cholesterol LDL trong máu.

Bệnh mỡ máu cao tuy có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm nhưng bạn có thể bảo vệ bản thân bằng cách điều chỉnh lối sống và dùng thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, những thảo dược hỗ trợ hạ mỡ máu cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình sống chung với bệnh.

PGS – TS. Trần Đình Ngạn

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What You Should Know About Hyperlipidemia
https://www.healthline.com/health/hyperlipidemia#prevention
Ngày truy cập: 11.06.2019

High cholesterol
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/symptoms-causes/syc-20350800
Ngày truy cập: 11.06.2019

What causes high cholesterol?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/9152.php
Ngày truy cập: 11.06.2019

Phiên bản hiện tại

25/08/2021

Tác giả: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đình Ngạn

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

10 thực phẩm giúp bạn giảm cholesterol ngăn ngừa bệnh

4 cách giảm mỡ máu cao để phòng ngừa tai biến


Tác giả:

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đình Ngạn

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện Quân y 103


Ngày cập nhật: 25/08/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo