Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến việc kiểm soát huyết áp. Một chế độ ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ béo phì và huyết áp cao. Thay vào đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp. Vậy, uống nước gì để hạ huyết áp nhanh?
Cùng Hello Bacsi tìm hiểu 7 loại nước uống ngon, bổ, rẻ và rất tốt cho sức khỏe tim mạch dành cho bệnh nhân cao huyết áp trong bài viết ngay sau đây nhé!
1. Uống nước gì để hạ huyết áp nhanh? Sữa ít béo
Theo một nghiên cứu vào năm 2018 ở 2.694 người trưởng thành, việc tăng cường tiêu thụ sữa ít béo có liên quan đến mức huyết áp tâm thu và tâm trương thấp hơn. Đặc biệt, tiêu thụ sữa ít béo có thể làm giảm từ 2mmHg – 3mmHg huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa chua có thể giúp làm giảm huyết áp. Điều này là do hàm lượng cao các khoáng chất có lợi trong sữa ít béo như canxi, kali và magie. Tất cả đều được cho là giúp điều hòa huyết áp.
Sữa đầy đủ chất béo có chứa axit palmitic, có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu làm giãn mạch máu và cho phép máu lưu thông tự do. Khi bạn tiêu thụ axit palmitic, động mạch sẽ căng và co lại, làm tăng huyết áp. Bằng cách tiêu thụ sữa ít béo, bạn có thể tránh được việc tiêu thụ axit palmitic và giúp giảm huyết áp.
Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cố gắng tiêu thụ 2 – 3 ly sữa ít béo mỗi ngày. Bạn có thể uống một ly sữa trong bữa ăn hay thêm sữa chua vào ngũ cốc hoặc làm sinh tố để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh, thơm ngon.
2. Nước ép quả lựu
Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy việc tiêu thụ nước ép lựu có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Lựu không chỉ giàu chất dinh dưỡng như folate và vitamin C mà còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nước ép lựu có thể góp phần vào chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và là một câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc uống nước gì để hạ huyết áp nhanh.
Tác động lên huyết áp tâm thu không phụ thuộc vào thời gian uống nước ép lựu trong bao lâu và lượng uống là bao nhiêu. Hãy thử uống ít nhất 240ml nước ép lựu mỗi ngày nhưng hãy đảm bảo đó là nước ép 100% không thêm đường.
3. Nước ép quả mọng
Giống như lựu, các loại quả mọng như dâu tây và quả việt quất rất giàu hợp chất chống oxy hóa gọi là anthocyanin. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa anthocyanin với việc giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp.
Một đánh giá vào năm 2020 báo cáo rằng uống nước ép việt quất hoặc anh đào có thể cải thiện huyết áp. Một đánh giá khác được công bố trên tạp chí NatureTrusty Source vào năm 2016 cho thấy tiêu thụ quả mọng làm giảm cả huyết áp tâm thu và cholesterol LDL.
Bạn có thể dùng quả mọng rửa sạch ép lấy nước uống nguyên chất và nhớ không thêm đường hoặc ăn trực tiếp quả mọng cùng với sữa chua, ngũ cốc hoặc bột yến mạch cũng đều ngon.
4. Uống nước gì để hạ huyết áp nhanh? Nước ép củ cải đường
Một nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy nước ép của cả củ cải sống và củ cải nấu chín đều giúp cải thiện huyết áp, nhưng nước ép củ cải đường có tác động lớn hơn đến huyết áp.
Củ cải đường rất giàu nitrat, một hợp chất được biết là có tác dụng hạ huyết áp trong thời gian ngắn. Ngoài ra, củ cải đường cũng ít calo, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất thực vật, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm huyết áp hiệu quả.
Hãy thử dùng củ cải đường như một món ăn phụ hoặc thêm củ cải sống vào món salad trộn. Bạn cũng có thể làm nước ép củ cải đường (không thêm đường) để uống riêng hoặc thêm vào sinh tố.
5. Nước ép cà chua
Cao huyết áp uống gì? Một nghiên cứu vào năm 2019 đã cho thấy rằng uống ít nhất một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe tim mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra uống một cốc nước ép cà chua hàng ngày giúp cải thiện huyết áp tâm thu và tâm trương cũng như làm giảm cholesterol LDL xấu rất hiệu quả.
Các nghiên cứu khác gần đây đã báo cáo kết quả tương tự ở những người bị tăng huyết áp giai đoạn 1 và phụ nữ mang thai. Hãy uống nước ép cà chua nguyên chất, không thêm muối hay đường để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe tim mạch.
6. Uống nước gì để hạ huyết áp nhanh? Trà xanh, trà đen
Trà là đồ uống được tiêu thụ nhiều thứ 2 chỉ sau nước lọc. Trà được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi chứa các hợp chất polyphenol đặc trưng được gọi là catechin. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ trà xanh hoặc trà đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số dạng bệnh ung thư, đồng thời cải thiện sức khỏe răng miệng, kiểm soát cân nặng và nhận thức ở người cao tuổi, cũng như tăng khả năng kháng khuẩn.
Những lợi ích sức khoẻ này cũng được đem lại nhờ hợp chất polyphenol nhóm flavonoid. Một cuộc khảo sát đã cho thấy flavonoid đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát huyết áp cao.
7. Trà dâm bụt
Nếu bạn thắc mắc tăng huyết áp uống gì thì trà dâm bụt có thể làm giảm huyết áp khi kết hợp với những thay đổi lối sống khác.
Một nghiên cứu trên 46 bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 đã chia những người tham gia thành hai nhóm. Một nhóm nhận được một tách trà dâm bụt hàng ngày trong một tháng, trong khi những nhóm khác tuân theo lời khuyên về lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát huyết áp cao.
Huyết áp tâm thu được chứng minh là giảm ở cả hai nhóm, nhưng chỉ nhóm được điều trị bằng trà hoa dâm bụt mới giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
Vậy, điều gì khiến trà dâm bụt trở thành thức uống hạ huyết áp hiệu quả? Người ta cho rằng dâm bụt có chứa thuốc lợi tiểu và chất ức chế men chuyển angiotensin. Cả hai đều có tác dụng hạ huyết áp một cách hiệu quả.
8. Nước ép cần tây
Cần tây giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng huyết áp cao. Trong cần tây chứa hoạt chất apigenin, có công dụng giảm mỡ máu, giãn mạch, hạ huyết áp hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 100ml nước ép cần tây để duy trì huyết áp ổn định.
9. Nước lọc
Nước lọc tinh khiết là một trong những lựa chọn đơn giản nhất, rẻ tiền, tiện lợi, có ích cho sức khỏe nhất và hiệu quả trong điều trị cao huyết áp. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước quá lâu sẽ khiến mạch máu co lại, đồng thời tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và kết quả là tăng huyết áp. Do đó, cần phải bổ sung nước đầy đủ tối thiểu 2 lít/ngày đối với người lớn.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống nước gì để hạ huyết áp nhanh. Hãy thêm các loại nước uống trên vào chế độ ăn hàng ngày để thấy rõ hiệu quả nhé!
[embed-health-tool-heart-rate]