Tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất hiện nay. Số người mắc phải vẫn không ngừng gia tăng trong những năm qua. Hầu hết bệnh nhân không hề có triệu chứng nên còn chủ quan trong việc kiểm soát bệnh, chưa hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh này. Đã bao giờ bạn tự hỏi bệnh cao huyết áp sống được bao lâu, phải đối diện với những rủi ro gì khi bị bệnh và làm sao để kéo dài tuổi thọ?
Cùng tìm hiểu nhé!
Khi nào được coi là huyết áp cao?
Định nghĩa về tăng huyết áp, hay cao huyết áp, hiện nay là khi đo huyết áp cho thấy giá trị huyết áp tâm thu (chỉ số trên) từ 130mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) trên 80mmHg.
Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp có thay đổi qua nhiều năm, nhưng các bác sĩ đều đồng ý rằng huyết áp ở mức 140/90mmHg trở lên nên được điều trị, mục tiêu thông thường là xuống dưới mức 130/80mmHg.
Tăng huyết áp có thể là do:
- Nguyên phát: Hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn, không xác định được nguyên nhân. Loại này chiếm hầu hết các trường hợp
- Thứ phát: Tăng huyết áp phát triển sau một bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nào đó.
Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng, chỉ được chẩn đoán tình cờ khi đo huyết áp. Một số người có triệu chứng của tổn thương cơ quan như đột quỵ, bệnh não do tăng huyết áp, đau ngực, khó thở, phù phổi cấp.
Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu?
Chưa có số liệu thống kê về tuổi thọ, nên không có câu trả lời chính xác về vấn đề “Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu?”. Dù vậy, WHO khẳng định đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt chỉ số huyết áp trong suốt phần đời còn lại thì hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh trong rất nhiều năm. Cũng có một số ít bệnh nhân phát triển biến chứng.
Nếu không điều trị tốt, tăng huyết áp sẽ tiến triển nặng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lúc này, nguy cơ tử vong do bệnh tim và đột quỵ cũng tăng gần gấp đôi khi huyết áp tâm thu tăng thêm 20mmHg và huyết áp tâm trương tăng thêm 10mmHg.
Vậy nên, thay vì lo lắng bệnh cao huyết áp sống được bao lâu, bạn nên biết về các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là khi huyết áp không kiểm soát được. Đây mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong sớm. Các biến chứng đó có thể bao gồm:
- Bệnh mạch vành
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết nội sọ
- Bệnh não tăng huyết áp
- Suy thận cấp và mạn tính
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Rung tâm nhĩ
- Phình động mạch chủ
- Tử vong, thường do bệnh mạch vành, bệnh mạch máu hoặc liên quan đến đột quỵ.
Cũng có một nghiên cứu thống kê về việc bệnh cao huyết áp sống được bao lâu trong trường hợp huyết áp tăng cấp tính rất nặng (huyết áp tâm thu trên 220mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 120mmHg). Trong số 1.391 người, tỷ lệ tử vong trong 3 tháng, 1 năm và 3 năm lần lượt là 5.2%, 11.9% và 17.3%. Người có tổn thương cơ quan đích tử vong nhiều hơn nhóm không có.
Cách giảm nỗi lo bệnh cao huyết áp sống được bao lâu
Không có cách nào hiệu quả hơn là tích cực kiểm soát huyết áp để giữ chỉ số huyết áp trong ngưỡng an toàn. Những điều một người bị tăng huyết áp có thể làm là:
Thay đổi lối sống
Theo nhiều nghiên cứu, chỉ riêng việc thay đổi lối sống có thể giảm tới 15% các biến cố liên quan đến tim mạch. Đây là điều tốt nhất mà bạn có thể chủ động thực hiện tại nhà, để bệnh cao huyết áp sống được bao lâu không còn là nỗi lo nữa. Chúng bao gồm:
- Điều chỉnh chế độ ăn: Hãy ăn nhạt (không quá 1 thìa cà phê muối mỗi ngày), nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, bơ, khoai tây cả vỏ.
- Uống nhiều nước.
- Duy trì tập thể dục: Vận động mỗi ngày để tăng cường độ bền của thành mạch, giúp tim bơm máu tốt hơn. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục vừa sức, với bất kỳ bài tập yêu thích nào.
- Hạn chế uống rượu: Giới hạn 1 cốc rượu mạnh, hoặc 1 ly rượu vang hoặc 1 lon bia mỗi ngày đối với phụ nữ; số lượng này có thể gấp đôi với nam giới.
- Bỏ thuốc lá.
- Giữ cân nặng khỏe mạnh: Giảm cân thừa bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Khi bạn thừa cân, huyết áp sẽ phải tăng lên và tim làm việc nhiều hơn để đưa máu đủ cho các vùng còn lại trong cơ thể.
- Tránh căng thẳng: Thử thiền hoặc yoga để giảm căng thẳng.
Tuân thủ thuốc
Bệnh tăng huyết áp sống được bao lâu sẽ còn tùy thuộc rất lớn vào việc bệnh nhân có tuân thủ việc dùng thuốc từ bác sĩ hay không.
Một số bệnh nhân cần phải dùng thuốc để hạ huyết áp. Nhóm này thường là tăng huyết áp độ 2 trở lên. Để bớt phải lo lắng bệnh cao huyết áp sống được bao lâu, hãy tuân thủ đúng mọi hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc.
Bạn cần tránh tuyệt đối việc tự ý tăng, giảm liều hay ngừng thuốc. Nếu trong quá trình điều trị mà gặp phải tác dụng phụ của thuốc hay có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám lại để bác sĩ điều chỉnh.
Bên cạnh đó, bạn lưu ý đến các dấu hiệu của cơn tăng huyết áp đột ngột và đi cấp cứu ngay:
- Hụt hơi
- Đau đầu
- Đau ngực
- Mờ mắt
- Tim đập nhanh
- Lo lắng
- Chóng mặt
- Chảy máu mũi
- Nôn mửa.
Nếu là tăng huyết áp nguyên phát, bạn cần phải kiểm soát nó suốt đời. Còn nếu là thứ phát, tình trạng này sẽ mất đi khi nguyên nhân tăng huyết áp được giải quyết. Dù vậy, hãy luôn duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ phát triển huyết áp cao về sau.
Như vậy, vẫn chưa có số liệu thống kê bệnh cao huyết áp sống được bao lâu. Tuy nhiên, huyết áp tăng quá cao và biến chứng của bệnh sẽ dẫn tới tử vong sớm cho bệnh nhân. Bạn nên kiểm soát tốt huyết áp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi huyết áp tại nhà và đi khám ngay khi có chỉ số huyết áp hoặc triệu chứng bất thường.
[embed-health-tool-heart-rate]