Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim. Trong số đó, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phải mà bạn không thể thay đổi được, chẳng hạn như tiền sử gia đình, giới tính hoặc tuổi tác. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên nhân bắt nguồn từ lối sống mà bạn có thể thay đổi để làm giảm nguy cơ mắc phải nhồi máu cơ tim. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
1. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao gây căng thẳng cho động mạch và tim, dễ dàng dẫn đến các triệu chứng nhồi máu cơ tim. Điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần đối với hầu hết người trưởng thành và thường xuyên hơn nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp. Chỉ số huyết áp tối ưu nhất nên duy trì là dưới 140/90 mmHg nhưng tuổi càng trẻ thì con số này nên thấp hơn, dưới 120/80mmHg là tốt nhất.
Ngoài ra, hãy thực hiện kiểm soát huyết áp ngay tại nhà bằng cách ăn nhạt, dưới 6g muối/ngày (tương đương với khoảng 1 thìa cà phê). Cùng với đó bạn nên xây dựng một chế độ ăn tốt cho tim, hạn chế rượu bia, duy trì cân nặng và tập thể dục đều đặn (sẽ được đề cập ở phần dưới bài viết).
2. Giảm mức cholesterol xấu trong máu giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Khi mỡ máu cao kết hợp với tăng huyết áp, nguy cơ xơ vữa động mạch càng lớn. Đây là sự tích tụ của mỡ máu xấu, canxi và chất thải chuyển hóa trên thành mạch máu bị tổn thương, khiến mạch máu bị thu hẹp và dày cứng. Thông thường, xơ vữa động mạch xuất hiện ở mạch vành nuôi cơ tim, gây ra bệnh mạch vành. Nếu chẳng may có cục máu đông bín kít vị trí mạch máu vốn đã tắc hẹp này, hoặc sự tắc hẹp quá nghiêm trọng sẽ khiến cho dòng máu nuôi tim bị cắt đứt hoàn toàn, chính là chứng nhồi máu cơ tim.
Các yếu tố di truyền, bệnh tiểu đường type 2, hút thuốc, thừa cân và ít vận động đều có thể làm tăng mỡ xấu trong máu. Vì vậy, hãy giảm chất béo xấu trong chế độ ăn uống và dùng thuốc hạ mỡ máu do bác sĩ chỉ định nếu cần thiết. Chất béo xấu gồm có chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có trong mỡ động vật, nội tạng, da gia cầm, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, pate hộp, đồ chiên xào, bánh quy, sữa nguyên chất chưa tách béo và sản phẩm từ sữa nguyên chất…
3. Kiểm soát đường huyết
Bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim ở người mắc phải. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu và các dây thần kinh tim, khiến tỷ lệ xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim tăng lên. Vì vậy, để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt đường huyết thông qua ăn uống và thuốc men, cũng như kiểm tra đường huyết thường xuyên nếu có bệnh tiểu đường.
4. Giảm cân hợp lý
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!