Điều trị kịp thời hay không?
Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào việc bệnh nhân có được điều trị kịp thời hay không. Bệnh thường khởi phát triệu chứng đột ngột, nếu không được sớm đưa đi cấp cứu thì mức độ tổn thương càng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong hoặc để lại biến chứng sẽ càng cao.
Nghiên cứu cho thấy điều trị sớm trong 6 giờ đầu tiên thì tiên lượng càng tốt. Tốt nhất là trong vòng 30 phút từ khi nhập viện hoặc 90 phút từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Do đó, trước các bệnh nhân nhồi máu cơ tim, bác sĩ cần phải chạy đua với thời gian để thực hiện các biện pháp tái tưới máu, bao gồm việc dùng thuốc tiêu sợi huyết, chụp và can thiệp mạch vành qua da (đặt stent) hoặc phẫu thuật bắt cầu. Các phương cách này cần được sớm đặt ra và thực hiện cấp cứu, không chỉ cứu vãn vùng đang thiếu máu mà còn hạn chế vùng cơ tim có thể hoại tử lan rộng ra.
Đồng thời, tỷ lệ sống sót của người bệnh sẽ cao hơn nếu phân suất tống máu được bảo tồn và bệnh nhân bắt đầu dùng các thuốc chống đông máu, kháng tiểu cầu, giảm mỡ máu, thuốc chẹn beta và thuốc ức chế men chuyển/ chẹn thụ thể angiotensin II để điều trị kịp thời.
Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.
Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu tùy thuộc vào tuổi tác

Tiên lượng sống nói chung thường là tốt ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Một số thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong tại bệnh viện và sau 6 tháng lần lượt là 0,7% và 3,1%.
Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở những người lớn tuổi trong bệnh viện và sau 6 tháng lần lượt là 8,3% và 12%.
Tuy nhiên, sau 5 năm mắc bệnh, tỷ lệ sống sót ở những bệnh nhân trẻ giảm đáng báo động. Tỷ lệ tử vong trên 15% sau 7 năm và từ 25-29% sau 15 năm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!