backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 28/02/2023

    Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?

    Cơn nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Hoa Kỳ. Chỉ điều này thôi đã đủ để trả lời cho câu hỏi nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không. Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của biến cố tim mạch này và cách phòng ngừa, mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây nhé! 

    Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm xảy ra do mất đột ngột lượng máu đến cơ tim. Điều này xảy ra do tắc nghẽn ở một hoặc nhiều động mạch vành dẫn máu giàu oxy đến nuôi cơ tim. Chỉ trong thời gian rất ngắn, cơ tim nhanh chóng tổn thương và sẽ bắt đầu chết đi. Vì vậy, nếu không cấp cứu kịp thời, nhồi máu cơ tim nghiêm trọng có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến tử vong.

    Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không phải kể đến các biến chứng

    Bạn có thể quan tâm: Tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim để biết cách phòng ngừa

    Nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến đâu tùy vào cơ tim bị tổn thương nhiều hay ít, để lại biến chứng gì. Các biến chứng nhồi máu cơ tim có thể bao gồm:

    Loạn nhịp tim

    nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không khi gây loạn nhịp tim

    Tổn thương cơ tim sau cơn nhồi máu cơ tim có thể làm gián đoạn các tín hiệu điện điều khiển tim, gây ra những thay đổi về nhịp tim, khiến nhịp tim không đều.

    Rối loạn nhịp tim có thể là:

    Loạn nhịp tim nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như:

    • Đánh trống ngực, cảm giác tim đập thình thịch, đập nhanh hoặc bất thường
    • Đau ngực 
    • Chóng mặt
    • Mệt mỏi
    • Khó thở.

    Nếu bạn thắc mắc nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không với biến chứng này thì câu trả lời là CÓ. Một số dạng loạn nhịp tim nghiêm trọng (như block nhĩ thất, nhịp nhanh thất) có thể đe dọa đến tính mạng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong trong vòng 24 đến 48 giờ sau cơn nhồi máu cơ tim.

    Suy tim

    Nhiều mô cơ tim bị tổn thương nghiêm trọng do nhồi máu cơ tim có thể khiến tim không còn bơm máu hiệu quả như trước, hay còn được gọi là suy tim. Tình trạng này có thể tạm thời hoặc không thể phục hồi được (mạn tính).

    Các triệu chứng suy tim bao gồm:

    • Khó thở
    • Mệt mỏi
    • Phù ở cánh tay và chân do tích tụ chất lỏng.

    Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không với biến chứng sốc tim

    nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không với biến chứng sốc tim

    Sốc tim tương tự như suy tim, nhưng nghiêm trọng hơn. Sốc tim là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi tim đột ngột không thể bơm máu đủ duy trì nhiều chức năng của cơ thể do cơ tim bị tổn thương nghiêm trọng.

    Các triệu chứng bao gồm:

    • Rối loạn tâm thần
    • Tay chân lạnh
    • Giảm nhu cầu đi tiểu hoặc không đi tiểu chút nào
    • Nhịp tim nhanh và thở
    • Da nhợt nhạt
    • Khó thở.

    Viêm màng ngoài tim

    Nhồi máu cơ tim có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng lỗi, tự tấn công vào màng ngoài tim gây ra viêm. Tình trạng này có thể được gọi là hội chứng Dressler, hội chứng sau nhồi máu cơ tim hoặc hội chứng tổn thương sau tim.

    Tim ngừng đập

    Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không phải kể đến biến chứng nghiêm trọng nhất là rối loạn nhịp nhanh thất có thể khiến tim ngừng đập.

    Các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy một người đã bị ngừng tim bao gồm:

    • Dường như không thở
    • Không động đậy
    • Không phản ứng với bất kỳ kích thích nào, chẳng hạn như được chạm vào.

    Tim ngừng đập có thể dẫn đến đột tử nếu không được điều trị ngay lập tức.

    Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không tùy thuộc vào việc có điều trị kịp thời không và vị trí nhồi máu

    nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không nếu điều trị muộn

    Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không tùy thuộc vào việc có điều trị kịp thời hay không. Mỗi phút sau cơn nhồi máu cơ tim trôi qua có thể khiến nhiều mô cơ tim bị tổn thương hoặc chết đi. Thời gian rất quan trọng trong việc điều trị nhồi máu cơ tim. Điều trị khẩn cấp và kịp thời là cần thiết để hồi phục lại lưu lượng máu và mức oxy đến tim, giảm nguy cơ tử vong. 

    Cấp cứu một người lên cơn nhồi máu cơ tim nên thực hiện các bước sau:

    • Gọi cấp cứu 115 khẩn cấp nếu thấy một người đang lên cơn nhồi máu cơ tim. Nếu bệnh nhân không thể tiếp cận các dịch vụ y tế khẩn cấp, hãy nhờ ai đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
    • Chỉ hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân không còn thở và không bắt được mạch. Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách dùng tay ấn mạnh và nhanh vào ngực của bệnh nhân khoảng 100-120 lần mỗi phút.
    • Dùng nitroglycerin, nếu được bác sĩ kê toa. Đây là loại thuốc giúp giãn mạch máu và hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu đến tim.
    • Dùng aspirin, nếu được bác sĩ chỉ định. Dùng aspirin giúp làm giảm tổn thương tim bằng cách ngăn ngừa đông máu và giữ máu di chuyển qua động mạch bị hẹp.

    Sau khi đến bệnh viện, phương pháp điều trị cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng tắc nghẽn mạch vành một phần hay toàn bộ lưu lượng máu. Nhiều trường hợp có thể phẫu thuật nong mạch vành qua da, bắc cầu động mạch vành hay mổ tim hở.

    Phòng ngừa

    Hiểu rõ nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bằng những cách sau đây:

    • Đừng hút thuốc. Bỏ hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá là điều quan trọng nhất nên làm để cải thiện sức khỏe tim mạch.
    • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Béo phì gây thêm áp lực cho tim khi bơm máu, làm tăng nguy cơ cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường.
    • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh hoặc hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (trong đồ hộp, mỡ – da – nội tạng động vật, dầu mỡ qua chiên xào nhiều lần), muối và đường. Bổ sung nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein nạc, chẳng hạn như cá và đậu.
    • Tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng. Tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, hít thở sâu và thiền có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
    • Kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác. Một số bệnh, chẳng hạn như cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
    • Uống thuốc theo chỉ định. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị bệnh lý tiềm ẩn và cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều quan trọng là nên uống thuốc theo chỉ định.
    • Hạn chế rượu bia. Nếu uống rượu, hãy giới hạn ở mức tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

    Bạn có thể quan tâm: Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và thay đổi lối sống ra sao?

    Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về sự nguy hiểm của nhồi máu cơ tim. Hãy chăm sóc sức khỏe tim mạch của mình ngay hôm nay bạn nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 28/02/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo