backup og meta

Dầu cá giúp trị bệnh tim mạch: Đúng hay sai?

Dầu cá giúp trị bệnh tim mạch: Đúng hay sai?

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, a-xít béo omega-3 có trong các loại dầu cá, bao gồm cá hồi, cá ngừ và cá mòi không mang lại nhiều lợi ích cho việc trị bệnh tim mạch.

Nếu bạn muốn bảo vệ trái tim của mình, hãy tập luyện và tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, không lạm dụng dầu cá chính là cách hữu hiệu giúp trái tim bạn luôn khỏe mạnh.

Những lầm tưởng về dầu cá

Trong nhiều năm, các bác sĩ và các chuyên gia y tế đã đề nghị bổ sung dầu cá, hợp chất giàu a-xít béo omega-3, trong bữa ăn nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất về vấn đề này − một phân tích các thử nghiệm lâm sàng trước đây về tác động của omega-3, cho thấy loại thực phẩm bổ sung này không làm giảm nguy cơ bệnh tim và tử vong do đột qụy hoặc các vấn đề tim mạch khác.

Đây không phải là lần đầu tiên những lợi ích về tim mạch của dầu cá gây ra tranh cãi. Một phân tích gần đây còn cho thấy bổ sung dầu cá vào cơ thể không có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau tim hoặc đột quỵ ở người bị bệnh tim. (Riêng một số nghiên cứu khác đã cho thấy dầu cá có tác dụng tăng trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer, giảm triệu chứng của bệnh hoặc cải thiện kỹ năng tư duy so với các loại giả dược khác).

Sự thật về lợi ích của dầu cá cho tim mạch

Những phát hiện này có thể dẫn đến một số nhầm lẫn giữa người bệnh tim và những người khỏe mạnh muốn phòng tránh bệnh tim. Tuy một số nghiên cứu ban đầu khẳng định dầu cá mang lại lợi ích đáng kể cho tim mạch, nhưng các bằng chứng về sau lại chứng minh điều ngược lại. Hơn nữa, sự không nhất quán giữa các thử nghiệm chẳng hạn như liều lượng sử dụng trong các thử nghiệm không đồng đều đã góp phần làm sai lệch kết quả.

Một lý do khác khiến dầu cá không còn quan trọng trong điều trị bệnh tim là việc ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp điều trị căn bệnh này tốt hơn, bao gồm các thuốc statin. Những loại thuốc này giúp hạ thấp tỷ lệ đau tim và tử vong do bệnh tim khiến việc sử dụng dầu cá không còn cần thiết nữa.

Hơn nữa, những nghiên cứu sau này về việc dùng dầu cá để bổ sung dưỡng chất thường có kết quả không rõ ràng. Một số nghiên cứu ủng hộ, một số phản đối nhận định trên. Có lẽ chế độ ăn nhiều cá giàu omega-3 mới có tác dụng, còn dùng dầu cá bổ sung thì không. Đây là thông điệp không vui, vì từ lâu viên dầu cá bổ sung được coi là thay thế rẻ tiền và dễ uống.

Điều trị bệnh tim mạch bằng dầu cá với liều lượng vừa phải

Như vậy, vẫn chưa có câu trả lời thống nhất về việc liệu người mắc bệnh tim mạch có nên dùng loại dầu này hay không. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng về việc dầu cá có thể cải thiện được một số yếu tố nguy cơ tim mạch (như HDL, triglyceride hay tăng huyết áp). Vì vậy, bạn vẫn có thể nhận được nhiều lợi ích hơn là nguy cơ khi sử dụng chúng.

Nếu không quá băn khoăn về vấn đề chi phí thì bạn hoàn toàn có thể bổ sung dầu cá như một giải pháp hỗ trợ cho bệnh tim mạch, chỉ cần bạn luôn nhớ không lạm dụng những viên uống này.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Fish oil pills may help after heart http://www.webmd.com/heart-disease/news/20170313/fish-oil-pills-may-help-after-heart-attack-specialists-say#1. Ngày truy cập: 11/3/2017

Fish Oil Pills May Help After Heart Attack, Specialists Say. But review does not find it can help prevent heart problems. https://consumer.healthday.com/cardiovascular-health-information-20/heart-attack-news-357/fish-oil-pills-may-help-after-heart-attack-specialists-say-720609.html. Ngày truy cập: 11/3/2017

Fish oil benefits for heart disease. https://www.drsinatra.com/fish-oil-benefits-for-heart-disease/

Omega-3 supplements don’t lower heart disease risk after all. /http://healthland.time.com/2012/09/12/omega-3-supplements-dont-lower-heart-disease-risk-after-all/ Ngày truy cập: 11/3/2017

Phiên bản hiện tại

11/12/2024

Tác giả: Kim Ngân

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: SEO Team


Bài viết liên quan

12 tác dụng của omega-3 và các lưu ý khi bổ sung

Mách bạn 9 thực phẩm giàu omega-3 phù hợp cho cả gia đình


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 11/12/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo