Xét nghiệm máu để đo nồng độ hai enzym tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra, đó là amylase hoặc lipase. Nồng độ hai enzym này cao cho thấy tuyến tụy đang bị viêm. Chụp CT, MRI hoặc siêu âm để quan sát tuyến tụy, túi mật và ống mật chủ xem có sỏi hoặc tắc nghẽn gây nên viêm tụy cấp hay không. 
Chẩn đoán viêm tụy mạn tính có nhiều yếu tố liên quan hơn. Viêm tụy mạn tùy theo mức độ có những triệu chứng suy tụy nội tiết và ngoại tiết (kém hấp thu): thiếu hụt hormone insulin gây đái tháo đường, thiếu enzyme tiêu hóa gây tiêu phân mỡ, tiêu chảy. Vì vậy, bạn sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm như:
- Kiểm tra chức năng tuyến tụy bằng test kích thích tiết Secretin: Secretin là hormone do ruột non tiết ra, có nhiệm vụ kích hoạt tuyến tụy tiết ra dịch tiêu hóa. Xét nghiệm này sẽ đo phản ứng của tụy với hormone trên xem tuyến tụy có đang hoạt động bình thường hay không.
- Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường: Được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ viêm tụy đã làm hư hỏng các tế bào beta đảo tụy sản xuất insulin.
- Xét nghiệm phân: Kiểm tra chất béo trong phân nhằm đánh giá khả năng bài tiết dịch tụy tiêu hóa.
- Siêu âm nội soi: Sử dụng ống thông mang đầu siêu âm cực nhỏ đưa vào miệng, tới ruột non và đi vào ống tụy và mật nhằm ghi lại hình ảnh chi tiết của tuyến tụy, một phần gan, túi mật và ống mật.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Sử dụng ống thông mang camera, cũng đi vào ống tụy và mật từ ruột non. Dưới sự hướng dẫn của X – quang, bác sĩ sẽ quan sát được tình trạng sỏi bên trong tuyến tụy hoặc sỏi mật; đồng thời loại bỏ chúng.
Viêm tụy tiềm ẩn nhiều rủi ro gây suy đa tạng như gây suy thận, ảnh hưởng xấu đến chức năng phổi, nhiễm trùng tụy, nang giả, tiểu đường, ung thư tuyến tụy và gây suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa không có đủ enzym giúp phân hủy và hấp thu thức ăn. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong ở người viêm tụy cấp nặng có thể lên tới 35%. Do đó, phát hiện và điều trị viêm tụy từ sớm là rất quan trọng. Điều trị nguyên nhân giúp giảm tỉ lệ tái phát và biến chứng viêm tụy mạn.
Qua bài viết này, hẳn bạn đã biết những triệu chứng viêm tụy điển hình, cách nhận biết chúng và các bước để chẩn đoán. Ngay khi nghi ngờ, nhớ liên hệ để được trợ giúp y tế sớm, tránh những rủi ro đáng tiếc nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!