Viêm ruột thừa là loại bệnh không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu bị đau ruột thừa nên ăn gì sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, phần nào hỗ trợ quá trình hồi phục.
Viêm ruột thừa là loại bệnh không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu bị đau ruột thừa nên ăn gì sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, phần nào hỗ trợ quá trình hồi phục.
Viêm ruột thừa gây đau với nhiều mức độ, từ đau âm ỉ cho đến dữ dội không thể chịu đựng được, nhưng dù thế nào bạn nên chẩn đoán và phẫu thuật sớm. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh cũng được quan tâm. Vậy bị đau ruột thừa nên ăn gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.
Dù không thể ngăn ngừa được nhưng nếu biết được khi bị đau ruột thừa nên ăn gì, bạn có thể nhanh chóng vượt qua tình trạng bệnh này đấy. Dưới đây là một vài thực phẩm bạn không nên ăn:
Chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất cần thiết dành cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Bạn nên ăn thức ăn lỏng và tránh thức ăn đặc thông thường như trái cây, rau củ, thịt, gia cầm, trứng, cá, bánh mì… để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Có nhiều món ăn có thể giúp hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những gợi ý cho thắc mắc bị đau ruột thừa nên ăn gì:
Khi đang trong quá trình hồi phục sau cuộc phẫu thuật, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa, thức ăn tốt nhất cho bạn là những món dễ tiêu hóa. Những thực phẩm này gồm sữa, sữa chua, súp kem. Chế độ ăn này cung cấp đạm và canxi, nhưng lại ít chất dinh dưỡng khác như sắt, vitamin A và B. Vì thế, bạn chỉ nên ăn trong thời gian ngắn.
Nếu sau khi ăn thức ăn lỏng trong giai đoạn chuyển tiếp mà không bị đau, nôn ói, tiêu chảy thì bạn có thể thêm vào chế độ ăn của mình nhiều nhóm thực phẩm khác. Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu đạm, vitamin C và chất xơ thường xuyên hơn.
Trứng là một nguồn cung cấp giàu đạm và kẽm. Trái cây, rau củ, các loại hạt, đậu và ngũ cốc sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ. Cơ thể cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để tái tạo tế bào mới, giúp nhanh lành vết thương và ngăn ngừa biến chứng sau này.
Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn lượng đạm, đường và chất béo đầy đủ. Mỗi chất dinh dưỡng đều đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lành vết thương sau phẫu thuật. Đạm hỗ trợ tổng hợp collagen, một phần quan trọng của mô liên kết, giúp lành phần tổn thương của cơ thể.
Đường cung cấp năng lượng để tái tạo mô mới và mạch máu. Thực phẩm cung cấp đường có lợi cho sức khỏe gồm đậu, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt và rau củ quả. Chất béo cần thiết cho sự hình thành màng tế bào và giảm viêm. Bạn nên lựa chọn nguồn chất béo có lợi như dầu ô liu, hạt và trái bơ.
Nguồn thực phẩm dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể bạn, đồng thời phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Vitamin A và C có nhiều trong rau xanh và tiêu, trong khi đó hạnh nhân và rau chân vịt cung cấp nhiều vitamin E.
Kẽm cần thiết cho sự hình thành của bạch cầu, kháng thể và tham gia nhiều chức năng khác của hệ miễn dịch. Hải sản, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà bạn có thể hấp thụ.
Viêm ruột thừa sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột của cơ thể. Một vài người có thể bị tiêu chảy, một số khác lại bị táo bón. Bạn cũng không nên tác động lên vùng bụng sau khi phẫu thuật để kích thích nhu động ruột. Thế nhưng, nước có thể giúp bạn làm điều này. Hãy uống 10 – 12 cốc nước mỗi ngày để hỗ trợ làm mềm thức ăn và phân để ruột hoạt động dễ dàng hơn.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
The Best Foods to Eat After Appendix Surgery
https://www.livestrong.com/article/333270-the-best-foods-to-eat-after-appendix-surgery/
Ngày truy cập 06/06/2019
Suffering From Appendicitis? Choose The Right Foods And Leave Out The Rest
https://www.boldsky.com/health/wellness/2016/15-foods-to-avoid-eating-when-you-get-appendix-pain-105907.html
Ngày truy cập 06/06/2019
Phiên bản hiện tại
06/06/2019
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật bởi: Thảo Ly
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh