backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Sức khỏe đường ruột: Biểu hiện xấu và cách cải thiện

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 10/02/2023

    Sức khỏe đường ruột: Biểu hiện xấu và cách cải thiện

    Tầm quan trọng của sức khỏe đường ruột đối với sức khỏe của con người là chủ đề ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn trong cộng đồng y khoa. Nhiều nghiên cứu trong các thập kỷ qua đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết của sức khỏe đường ruột với hệ miễn dịch, sức khỏe tinh thần, bệnh tự miễn, rối loạn nội tiết, tình trạng da và ung thư.

    Một trong những yếu tố quyết định đến sức khỏe đường ruột chính là hệ vi sinh vật đường ruột. Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh có khoảng 200 loài vi khuẩn, virus và nấm trong đường ruột. Trong đó, có những loài có hại nhưng cũng có nhiều loài có lợi, thậm chí là rất cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh.

    6 dấu hiệu cho thấy sức khỏe đường ruột đang suy yếu

    trào ngược axit là biểu hiện xấu của sức khỏe đường ruột

    Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường ruột như căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ ăn không lành mạnh, lạm dụng thuốc kháng sinh… Khi hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng, bạn có thể có các biểu hiện như: 

    1. Thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa

    Khi số lượng vi sinh vật có lợi này bị sụt giảm, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS) và các vấn đề sức khỏe khác. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài không chỉ khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng do kém hấp thu mà còn suy giảm sức đề kháng, làm suy yếu khả năng miễn dịch và dẫn đến hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm như viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng mãn tính, bệnh lỵ… 

    2. Thèm đồ ngọt bất thường

    đồ ngọt gây mụn

    Ăn quá nhiều đường có thể khiến số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột quá nhiều. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều đường, đặc biệt là đường fructose trong các loại siro thường có  liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể và có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

    3. Thay đổi cân nặng không chủ ý

    Sức khỏe đường ruột kém có thể khiến bạn tăng cân hoặc giảm cân bất thường. Nguyên nhân được lý giải là khi đường ruột bị mất cân bằng, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, tích trữ chất béo và điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó khiến cân nặng bị ảnh hưởng.

    4. Rối loạn giấc ngủ hoặc mệt mỏi thường xuyên

    Đường ruột không khỏe là một trong những yếu tố gây rối loạn giấc ngủ. Lúc này, bạn có thể thường bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Theo thời gian, tình trạng này khiến bạn bị mệt mỏi mãn tính.

    Ngoài ra, phần lớn hormone serotonin (có ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ) được sản xuất ở ruột. Vì thế, sự tổn thương đường ruột sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tâm trạng của bạn.

    5. Da dễ bị kích ứng

    Những tình trạng kích ứng da như vảy nến có liên quan đến sức khỏe đường ruột. Mặt khác, viêm ruột do chế độ ăn uống kém hoặc dị ứng thực phẩm có thể làm tăng các yếu tố gây kích ứng da.

    6. Khả năng miễn dịch kém

    Tác hại của việc thiếu ngủ ảnh hưởng hệ miễn dịch

    Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng về ảnh hưởng của sức khỏe đường ruột đối với hệ miễn dịch. Hầu hết kết quả của các nghiên cứu đều cho rằng đường ruột không khỏe mạnh có thể làm tăng nguy cơ viêm và thay đổi nguyên tắc hoạt động của hệ thống miễn dịch. Điều này có thể gây ra các bệnh tự miễn, loại bệnh xảy ra khi các tế bào trong hệ miễn dịch tự tấn công chính nó thay vì tấn công những tác nhân gây hại cho sức khỏe.

    7 điều cần làm để nâng cao sức khỏe đường ruột

    Bài tập cho người bệnh tim chạy bộ

    1. Giảm thiểu căng thẳng

    Căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm cả đường ruột. Do đó, bạn có thể thử một số cách giúp giảm căng thẳng như:

    • Ngồi thiền
    • Đi bộ
    • Xoa bóp
    • Dành thời gian cho gia đình, bạn bè, thú cưng
    • Xông tinh dầu
    • Hạn chế đồ uống có cồn
    • Cười đùa
    • Tập yoga

    2. Ngủ đủ giấc

    Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề về giấc ngủ khác.

    Một giấc ngủ liên tục từ 7- 8 giờ mỗi đêm sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe đường ruột. Nếu bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ, hãy đi khám để được xác định nguyên nhân và tìm cách xử lý phù hợp.

    3. Ăn chậm

    Giúp bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng dinh dưỡng

    Ăn chậm, nhai kỹ là cách có thể giúp bạn giảm bớt nguy cơ béo phì, tiểu đường và giúp bạn có những lựa chọn về món ăn tốt hơn. Việc này cũng giúp bạn hạn chế cảm giác khó chịu cho đường tiêu hóa và đảm bảo duy trì đường ruột khỏe.

    4. Uống đủ nước

    Uống nhiều nước được cho là có liên quan đến sự đa dạng của các loại vi khuẩn trong đường ruột. Một nghiên cứu năm 2022 đã chỉ ra rằng những người uống nhiều nước sẽ có ít các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa hơn. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa táo bón và là cách đơn giản để thúc đẩy sức khỏe đường ruột.

    Để cung cấp đủ nước cho cơ thể, bạn có thể lựa chọn uống nước đun sôi để nguội, nước đóng chai. Tuy nhiên, một trong những loại nước có nhiều tác dụng với sức khỏe và được nhiều chuyên gia y khoa đánh giá cao mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn là nước điện giải ion kiềm. Loại nước ion kiềm hiện đang ngày càng trở nên phổ biến với những tác dụng tích cực về sức khỏe như:

    • Giàu tính kiềm tự nhiên giúp cân bằng độ pH đường ruột: Thông thường, nước sạch sẽ có độ pH7, nhưng nước ion kiềm để uống thường có độ pH cao hơn là 8 hoặc 9. Nhờ đó, nước ion kiềm có thể dễ dàng trung hòa axit từ thức ăn, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan tới đường ruột, dạ dày và tiêu hóa như trào ngược, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…
    • Giúp chống oxy hóa: Trong nước điện giải ion kiềm có chứa thành phần hydrogen, một chất chống oxy hóa cực mạnh. Do đó, sử dụng nước ion kiềm mỗi ngày sẽ giúp bổ sung lượng hydro dồi dào, làm chậm quá trình lão hóa, loại bỏ gốc tự do gây bệnh và tăng sức đề kháng hiệu quả.
    • Giúp tăng cường đề kháng: Nước điện giải ion kiềm không chỉ được lọc sạch bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất có hại mà còn giữ được các khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể như Ca, K, Zn, Na, Mg giúp mô tế bào và hệ miễn dịch được tăng cường.
    • Khả năng thẩm thấu nhanh chóng: Nhờ trải qua quá trình tách và tái cấu trúc phân tử, phân tử nước ion kiềm sẽ có kích thước bé hơn gấp 05 lần so với phân tử nước bình thường. Điều này mang đến khả năng chiết xuất mạnh mẽ các tinh chất có trong thực phẩm, góp phần gia tăng và nổi bật hương vị món ăn. Ngoài ra, khi sử dụng nước ion kiềm có độ pH9,5 để pha trà thì cũng giúp trà có vị trà ngọt, thơm hơn.

    5. Bổ sung prebiotic và probiotic

    Bổ sung prebiotic và probiotic vào chế độ ăn có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Prebiotic là một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Trong khi đó, probiotic là vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột.

    Tuy nhiên, những người gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc có sức đề kháng kém không nên bổ sung. Mặt khác, không phải tất cả các sản phẩm bổ sung probiotic đều tốt và thực sự mang đến lợi ích cho sức khỏe đường ruột. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi muốn bổ sung.

    6. Kiểm tra tình trạng không dung nạp thực phẩm

    Polyphenol chăm sóc sức khỏe tinh thần

    Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, trào ngược axit… rất có thể bạn đang mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Không dung nạp thực phẩm xảy ra khi cơ thể không thể phân hủy một loại thực phẩm hoặc một thành phần cụ thể nào đó. Ví dụ như không dung nạp lactose, nghĩa là thiếu hụt enzyme khiến cơ thể không thể phân hủy được đường từ sữa.

    Trong trường hợp nghi ngờ mình gặp phải tình trạng này, bạn hãy thử loại bỏ những thực phẩm mà bạn cho rằng nó làm kích hoạt triệu chứng để xem tình hình có được cải thiện hay không. Khi đã xác định và loại bỏ được “thủ phạm” gây chứng không dung nạp thực phẩm, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của sức khỏe đường ruột.

    7. Điều chỉnh chế độ ăn

    Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, nhiều đường, nhiều chất béo sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột.

    Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể góp phần tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, một chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng – polyphenol cũng giúp tác động tích cực đến đường ruột của bạn như:

    • Rau củ
    • Trái cây
    • Trà, cafe, rượu vang.

    Trên đây là những thông tin về 7 cách nâng cao sức khỏe đường ruột Hello Bacsi đã chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng chúng đem đến những thông tin hữu ích.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 10/02/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo