backup og meta

Chữa sỏi mật bằng quả dứa: Những thông tin bạn cần biết

Chữa sỏi mật bằng quả dứa: Những thông tin bạn cần biết

Chữa sỏi mật bằng quả dứa là phương pháp rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có hiệu quả như lời đồn?

Sỏi mật là tình trạng hình thành sỏi trong túi mật. Nếu sỏi quá lớn hoặc quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn ống dẫn mật, khiến mật không thể xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn. Thông thường, các triệu chứng sỏi mật rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác, nên người bệnh thường khó nhận biết và điều trị kịp thời.

Các phương pháp chữa sỏi mật bao gồm điều trị y tế hoặc chế độ ăn uống (phương pháp bảo tồn). Ngoài ra, một số người còn áp dụng các phương pháp dân gian chữa sỏi mật bằng quả dứa. Vậy thực hư về phương pháp này như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.

Công dụng của quả dứa

Quả dứa, hay còn gọi quả thơm, là một loại quả rất quen thuộc với người Việt Nam và có thể mua dễ dàng vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Theo Đông y, quả dứa có vị ngọt, tính bình, tạo dịch mới và cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, nước ép quả dứa còn có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ.

Sử dụng lá dứa và quả dứa chưa chín có tác dụng nhuận tràng, làm sạch ruột hiệu quả. Rễ quả dứa có tác dụng tiêu sỏi, lợi tiểu, tán ứ, điều trị sỏi tiết niệu và tiểu khó.

Với những công dụng trên, phương pháp chữa sỏi mật bằng quả dứa có thể mang lại hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các bài thuốc chữa sỏi mật bằng quả dứa

Có rất nhiều cách chữa sỏi mật bằng quả dứa được ông bà ta truyền dạy từ nhiều đời. Sau đây là hai cách phổ biến nhất bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhé.

Cách 1

thơm nướng phèn

Bạn gọt vỏ và khoét mắt quả dứa. Cắt một phần trên quả dứa để làm nắp đậy. Phần còn lại, bạn khoét một lỗ to khoảng 3cm, cho phèn chua vào và đậy nắp. Sau đó, bạn nướng quả dứa cho đến khi chín vàng thơm. Với bài thuốc này, bạn có thể vắt dứa nướng thành nước hoặc ăn trực tiếp vào buổi sáng để tán sỏi mật và làm bàng quang mềm ra để dễ đào thải sỏi ra ngoài.

Cách 2

Các bước chuẩn bị cũng tương tự nhưng cách 1. Tuy nhiên, thay vì nướng, bạn đem dứa đi hấp trong khoảng 1 giờ. Sau đó, ép phần dứa này thành nước và uống sau bữa ăn sáng 30 phút. Để có hiệu quả nhất, bạn nên uống mỗi ngày một quả.

Chữa sỏi mật mãn tính bằng quả dứa

Thông thường, sỏi mật mạn tính không gây ra các cơn đau dữ dội như sỏi mật cấp tính. Tuy nhiên, bạn vẫn rất khó chịu khi có các cơn đau sỏi mật.

Để điều trị sỏi mật mạn tính, bạn có thể xay hỗn hợp gồm dứa, vài lát gừng và một chút muối để uống sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Bạn có thể uống hỗn hợp nước này trong khoảng 10 ngày để thấy bệnh sỏi mật cải thiện.

Những lưu ý khi chữa sỏi mật bằng quả dứa

Để giúp quá trình điều trị sỏi mật hiệu quả hơn, bạn cũng cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, chẳng hạn như:

  • Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả vào mỗi bữa ăn
  • Ưu tiên dùng chất đạm từ thực vật. Nếu dùng đạm động vật, bạn nên chọn thịt nạc hoặc cá sẽ tốt hơn
  • Ăn ít chất béo hoặc mỡ động vật
  • Nên dùng sữa ít béo hoặc ít đường
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để có thể loại độc tố và sỏi ra khỏi cơ thể
  • Không ăn các loại đậu vì sẽ gây khó tiêu, đầy bụng.

Chữa sỏi mật bằng quả dứa là phương pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kết quả giống nhau. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để tránh những rủi ro không đáng có. Ngoài ra, nếu bạn thấy tình trạng bệnh không cải thiện hoặc nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

 

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Treating gallstones with pineapple. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/diagnosis-treatment/drc-20354220. Ngày truy cập 10/10/2019

Treating gallstones with pineapple. https://www.nhs.uk/conditions/gallstones/treatment/. Ngày truy cập 10/10/2019

Treating gallstones with pineapple. https://www.healthline.com/nutrition/benefits-of-pineapple. Ngày truy cập 10/10/2019

Phiên bản hiện tại

05/02/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 05/02/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo