backup og meta

5 biến chứng sau mổ trĩ có thể gặp - Tìm hiểu ngay để tránh rủi ro

5 biến chứng sau mổ trĩ có thể gặp - Tìm hiểu ngay để tránh rủi ro

Các biến chứng sau mổ trĩ phổ biến là đau hậu môn và chảy máu sau mổ trĩ. Tuy nhiên, các biến chứng nặng thường không phổ biến và phẫu thuật cắt bỏ trĩ vẫn hiệu quả đối với nhiều bệnh nhân.

Các bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng như bệnh trĩ thường gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, nếu lối sống và việc dùng thuốc không có tác dụng thì việc cắt bỏ búi trĩ là cần thiết để điều trị bệnh dứt điểm.

Mặc dù mổ trĩ đem lại nhiều lợi ích nhưng song song đó vẫn có thể gây ra những biến chứng sau phẫu thuật. Bạn nên tìm hiểu 5 biến chứng sau mổ trĩ thường gặp qua bài viết sau của Hello Bacsi để sớm ngăn chặn những rủi ro có nguy cơ xảy ra sau phẫu thuật cắt trĩ.

5 biến chứng sau mổ trĩ có thể gặp mà bạn nên lưu ý

1. Đau sau khi cắt trĩ

Đau hậu môn cấp tính là biến chứng sau mổ trĩ thường gặp nhưng tình trạng này sẽ khỏi hoàn toàn sau 3 – 4 tuần. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau sau khi cắt trĩ, chẳng hạn như do tác động của cuộc phẫu thuật, hậu môn có vết nứt mới hoặc đôi khi là do nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng.

Nếu cơn đau sau khi mổ trĩ kéo dài hơn dự kiến, vết thương không lành hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thì bệnh nhân nên nhập viện để làm kiểm tra. Bác sĩ sẽ xác định nguồn gốc cơn đau để điều trị đúng bệnh.

2. Chảy máu sau mổ trĩ

Chảy máu (xuất huyết) sau mổ trĩ là điều rất phổ biến và thường không đáng lo ngại. Bởi vì phẫu thuật cắt trĩ có liên quan đến mạch máu của hậu môn nên việc bị chảy một chút máu sau cắt trĩ là điều bình thường.Việc chảy máu cũng có thể giúp ích trong việc loại bỏ các cục máu đông còn sót lại trong trực tràng sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, thời gian chảy máu sau mổ trĩ cũng có sự khác nhau nên bạn cần lưu ý. Chảy máu xảy ra trong vòng 24 – 48 giờ sau phẫu thuật với lượng máu ít trong lúc đi đại tiện và tự hết sẽ không sao. Ngược lại, nếu bạn bị chảy máu nhiều không giảm cần quay lại để bác sĩ kiểm tra vết mổ, có thể cần can thiệp cầm máu. Nếu khởi phát muộn hơn sau mổ 2 tuần thì vùng hậu môn trực tràng có thể đã bị nhiễm trùng hoặc do chấn thương và cần đi khám.

3. Nhiễm trùng

biến chứng sau mổ trĩ

Nhiễm trùng là biến chứng sau mổ trĩ rất hiếm gặp nhưng sẽ nguy hiểm nếu tình trạng này xảy ra. Do đó, nếu có những dấu hiệu của nhiễm trùng hậu môn trực tràng sau khi cắt trĩ như đau nghiêm trọng, sốt và bí tiểu thì bạn nên lập tức nhập viện để điều trị.

Ngoài ra, nguy cơ bị nhiễm trùng sau mổ trĩ gần như không liên quan đến phương pháp phẫu thuật cắt trĩ được áp dụng. Thay vào đó thì những người có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cợ bị nhiễm trùng cao hơn so với người khỏe mạnh.

4. Hẹp hậu môn sau mổ trĩ

Hẹp hậu môn là tình trạng hậu môn không thể mở ra với kích thước bình thường để đưa phân ra ngoài. Đây cũng là một trong những biến chứng sau mổ trĩ đáng quan tâm vì có thể ảnh hưởng đến khả năng đi đại tiện của bệnh nhân và khiến bệnh trĩ tái phát trở lại.

Thông thường, nếu bị tổn thương cơ thắt hậu môn bên dưới sau khi cắt trĩ rất dễ dẫn đến tình trạng hẹp hậu môn. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này là khiến người bệnh cảm thấy đau và khó khăn khi đại tiện, nghiêm trọng hơn là không thể kiểm soát việc đại tiện.

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị hẹp hậu môn qua chế độ ăn uống nhưng nếu nghiêm trọng thì cần đến bệnh viện để phẫu thuật nới hậu môn trở lại kích thước ban đầu.

5. Bí tiểu – biến chứng sau mổ trĩ phổ biến nhất

Điều này là do các dây thần kinh vùng chậu bị kích thích hoặc ức chế kèm theo phản xạ do đau; hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây tê tại chỗ để kiểm soát những tình trạng này. Vì xuất phát từ nhiều yếu tố nên bí tiểu trong trường hợp này rất khó xử lý.

Triệu chứng điển hình của bí tiểu gồm có đau, muốn đi tiểu liên tục, tiểu rắt và phải rất gắng sức khi đi tiểu, khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng táo bón nặng do sợ đi tiêu, đau khi đi tiêu. Táo bón có thể kéo theo nứt hậu môn và hình thành huyết khối trĩ. Biến chứng khác có thể kể đến là lỗ rò hậu môn.

Cách phòng ngừa biến chứng sau mổ trĩ

phòng ngừa biến chứng sau mổ trĩ

Nhìn chung, phẫu thuật cắt bỏ trĩ thường đem lại hiệu quả như mong đợi và ít gây biến chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên nghiêm túc tuân theo lời khuyên của bác sĩ sau phẫu thuật để nhanh phục hồi sức khỏe và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

  • Hạn chế làm việc quá sức và tránh vận động mạnh để không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật cắt trĩ.
  • Có thể vận động nhẹ nhàng để tránh ngồi một chỗ quá lâu. Đồng thời, cần vệ sinh hậu môn thường xuyên để tránh viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi… để bổ sung đủ chất xơ và vitamin cho cơ thể, hỗ trợ tối đa quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng sau mổ trĩ xảy ra. Song song đó là thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật và cần báo ngay cho bác sĩ nếu có biến chứng nguy hiểm.

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân thường không tránh khỏi việc bị đau và chảy máu một chút khi đi đại tiện. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp đều không phải là biến chứng sau mổ trĩ nguy hiểm và sẽ tự lành theo thời gian. Điều quan trọng là bạn cần bổ sung đủ nước và chất xơ cho cơ thể, đồng thời cần duy trì lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ bệnh trĩ tái phát.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Complications Following Anorectal Surgery https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4755765/ Truy cập ngày 16/08/2021

Hemorrhoidectomy for Hemorrhoids https://www.uofmhealth.org/health-library/hw212391 Truy cập ngày 16/08/2021

Hemorrhoid Surgery https://muschealth.org/medical-services/ddc/patients/gi-surgery/rectal-surgery/hemorrhoid Truy cập ngày 16/08/2021

Removal of Hemorrhoid https://www.ouh.nhs.uk/patient-guide/leaflets/files/100617haemorrhoidectomy.pdf Truy cập ngày 16/08/2021

Hemorrhoid surgery https://medlineplus.gov/ency/article/002939.htm Truy cập ngày 16/08/2021

Phiên bản hiện tại

31/08/2021

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 31/08/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo