backup og meta

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Hiểu để tránh chủ quan

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Hiểu để tránh chủ quan

Trĩ là một vấn đề ở đường tiêu hóa khá phổ biến và thường gặp ở những người cao tuổi. Dù nghe có vẻ quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa rõ rằng bệnh trĩ có nguy hiểm không và làm cách nào để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng thêm. Cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh trĩ thường có liên quan đến các vấn đề làm tăng áp lực cho các tĩnh mạch ở vùng trực tràng dưới hoặc hậu môn khiến chúng phình lên, giãn ra. Nguyên nhân có thể là do táo bón mạn tính, căng thẳng khi đi đại tiện, ngồi lâu trong nhà vệ sinh hoặc thời kỳ mang thai ở phụ nữ…

Vậy, bệnh trĩ có nguy hiểm không nếu bạn không điều trị? Làm sao để ngăn chặn các biến chứng phát triển từ bệnh trĩ? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho những lo lắng, băn khoăn trên qua bài viết sau đây.

Dấu hiệu, triệu chứng khi bị trĩ là gì?

triệu chứng bệnh trĩ là gì?

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng, giãn tương tự như giãn tĩnh mạch chân, có thể hình thành ở bên trong hoặc bên ngoài của trực tràng, hậu môn. Tùy theo vị trí có các búi tĩnh mạch bị giãn phát triển mà trĩ được chia thành các loại sau và có những triệu chứng tương ứng:

  • Trĩ nội: Tình trạng này hình thành ở bên trong trực tràng, có thể gây chảy máu (đi đại tiện ra máu, nhìn thấy máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh) nhưng thường không cảm thấy đau. Thực tế, nhiều người bị trĩ nội không hề hay biết mình mắc bệnh vì không thấy có triệu chứng.
  • Trĩ ngoại: Tình trạng này hình thành bên dưới vùng da xung quanh hậu môn, thường gây ra cảm giác ngứa, đau đớn, khó chịu. Các triệu chứng khác gặp phải khi bị trĩ ngoại là xuất hiện các cục cứng có cảm giác đau hoặc nhạy cảm ở gần hậu môn, đau hoặc nhức hậu môn nhất là khi ngồi, chảy máu trực tràng. Thỉnh thoảng, người bị trĩ ngoại có thể bị chảy máu, tụ máu đông (trĩ huyết khối) gây sưng và đau nhưng không quá nguy hiểm.
  • Sa búi trĩ: Trĩ nội có thể sa ra ngoài, khi các tĩnh mạch bị căng giãn quá mức và lòi ra bên ngoài hậu môn. Tình trạng này có thể dẫn đến chảy máu hoặc gây đau đớn nhiều hơn. Bạn có thể cảm nhận được búi trĩ “rơi ra” bên ngoài hậu môn và đẩy ngược được vào bên trong.
Để biết chính xác có mắc bệnh trĩ hay không và bệnh trĩ có nguy hiểm không, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nếu cần thiết. Tình trạng xuất hiện máu trong phân, đại tiện ra máu có khả năng là dấu hiệu của các vấn đề khác, đôi khi nghiêm trọng hơn như ung thư đại trực tràng.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không và các biến chứng

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Mặc dù bệnh trĩ gây ra nhiều sự phiền toái, khó chịu và đau đớn cho người bệnh nhưng hiếm khi gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại đều không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn cũng không được chủ quan, coi thường bệnh.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Một số ít trường hợp, bệnh trĩ không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề khác như:

  • Thiếu máu do tình trạng chảy máu khi bị trĩ trong thời gian hoặc mạn tính. Thiếu máu là khi không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các tế bào của cơ thể, khiến bạn mệt mỏi nghiêm trọng.
  • Bệnh trĩ nghẹt xảy ra khi dòng máu đi đến chỗ búi trĩ nội bị chặn, có thể khiến người bệnh rất đau đớn và gây chảy máu. Lúc này, người bệnh có khi cần phải được phẫu thuật để điều trị.
  • Hình thành cục máu đông, còn gọi là trĩ huyết khối, gây ra cảm giác vô cùng đau đớn và có thể cần phải can thiệp y khoa.
  • Nhiễm trùng.
Đáng chú ý hơn, một nghiên cứu cho thấy người bệnh trĩ có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng tăng gần gấp đôi sau 10 năm. Phẫu thuật cắt trĩ được cho là có lợi ích cho người bệnh vì giúp phát hiện sớm và giảm gần 50% nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng trong tương lai. Do đó, các nhà nghiên cứu đề xuất xem xét bệnh trĩ là một yếu tố nguy cơ đặc biệt đối với ung thư đại trực tràng và khuyến khích người bệnh trĩ thực hiện nội soi sớm để phát hiện sớm bệnh ung thư.

Hiểu rõ bệnh trĩ có nguy hiểm không để biết cách phòng ngừa

Hiểu bệnh trĩ có nguy hiểm không để phòng ngừa

Bệnh trĩ nhẹ có thể tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị. Nếu bạn được chẩn đoán bị trĩ và gặp phải những triệu chứng như đau, chảy máu trực tràng, hãy thử các biện pháp sau để giảm cảm giác khó chịu:

  • Uống nhiều nước hơn.
  • Bổ sung thêm chất xơ thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng. Cố gắng tiêu thụ ít nhất 20-35g chất xơ mỗi ngày.
  • Ngâm nước ấm khoảng 10-20 phút mỗi ngày.
  • Sử dụng một loại thuốc không kê đơn để giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc nhuận tràng để làm mềm phân.
  • Không sử dụng giấy vệ sinh thô ráp để lau sau khi đại tiện. Hãy đổi sang các loại giấy mềm để vệ sinh hậu môn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi thói quen đi vệ sinh để không tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch ngay cả khi chưa bị trĩ:

  • Không cố gắng rặn mạnh khi đại tiện. Sự căng thẳng và nín thở khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn cho các tĩnh mạch ở vùng trực tràng dưới.
  • Hạn chế thời gian ngồi trong nhà vệ sinh, không ngồi quá lâu trên bồn cầu.
  • Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa táo bón. Việc tập luyện cũng giúp bạn giảm bớt cân nặng thừa – yếu tố gây ra bệnh trĩ hoặc khiến bệnh nặng hơn.
  • Điều trị tình trạng táo bón bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu bạn bị táo bón mạn tính và ngăn ngừa sự căng thẳng khi đi đại tiện.

Nói chung, bệnh trĩ có nguy hiểm không và cách để phòng ngừa biến chứng của bệnh thực ra hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm đến sức khỏe của chính bạn. Đây thực chất là một vấn đề sức khỏe không quá nghiêm trọng và có thể quản lý, kiểm soát được triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn xem nhẹ nó mà không chú trọng thay đổi lối sống thì vẫn có khả năng gặp phải những biến chứng đau đớn, nghiêm trọng hơn trong tương lai.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hemorrhoids https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268 Ngày truy cập 13/6/2024

Hemorrhoids https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15120-hemorrhoids Ngày truy cập 13/6/2024

Hemorrhoids https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/hemorrhoids Ngày truy cập 13/6/2024

Hemorrhoids and what to do about them https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/hemorrhoids_and_what_to_do_about_them Ngày truy cập 13/6/2024

Colorectal Cancer Risk in Patients with Hemorrhoids: A 10-Year Population-Based Retrospective Cohort Study https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8394877/ Ngày truy cập 13/6/2024

Phiên bản hiện tại

12/07/2024

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Tình trạng này thường kéo dài bao lâu?

Bệnh trĩ có lây không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 12/07/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo