backup og meta

Gan làm việc như thế nào?

Gan làm việc như thế nào?

Gan đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chuyển hóa của cơ thể. Gan là một trong những cơ quan lớn nhất cơ thể, với khối lượng 1,5 kg. Trong bài này, Hello Bacsi sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về chức năng của gan đến bạn đọc.

Gan nằm ở đâu trong cơ thể?

Gan nằm ở vùng bụng trên bên phải, dưới cơ hoành. Nó chiếm hầu hết không gian phía dưới xương sườn và một phần không gian ở vùng bụng trên bên trái. Nhìn từ bên ngoài có thể phân biệt được thùy gan bên phải lớn hơn thùy gan trái. Hai thùy được chia bởi một dải mô liên kết neo giữ gan với khoang bụng. Túi mật là nơi dự trữ mật, được tìm thấy trong một rãnh nhỏ ở mặt dưới của gan.

Chức năng của gan là gì?

Gan thực hiện nhiều chức năng tối quan trọng, chẳng hạn như:

  • Đào thải các chất có hại trong máu ra khỏi cơ thể, bao gồm cả các loại thuốc và rượu;
  • Phá vỡ chất béo bão hòa và tổng hợp cholesterol;
  • Sản xuất các protein làm đông máu, vận chuyển oxy và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch;
  • Dự trữ đường glucose dưới dạng glycogen;
  • Dự trữ các chất dinh dưỡng dư thừa và trả lại vào máu một số các chất dinh dưỡng;
  • Sản xuất dịch mật, một chất cần thiết để giúp tiêu hóa thức ăn.

Mô gan được tạo thành từ rất nhiều đơn vị nhỏ hơn có tên tiểu thùy. Nhiều kênh đưa máu và mật chạy giữa các tế bào gan. Máu từ các cơ quan tiêu hóa đi qua tĩnh mạch cửa gan, mang theo các chất dinh dưỡng, thuốc và chất độc hại. Khi các chất này đến gan được xử lý, dữ trữ, thay đổi hoặc trả lại vào máu hay tiết ở ruột để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Bằng cách này, gan có thể đào thải  ra ngoài cơ thể rượu và các sản phẩm phụ trong qua quá trình chuyển hóa thuốc.

Với sự hỗ trợ của vitamin K, gan có thể sản xuất một số protein rất quan trọng trong quá trình đông máu. Gan cũng là một trong những cơ quan phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ hoặc hư hỏng.

Gan đóng vai trò trung tâm của tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Như là quá trình chuyển hóa chất béo, tế bào gan bẻ gãy các liên kết bên trong để sản sinh ra năng lượng. Chúng sản xuất khoảng 800-1000 ml mật mỗi ngày. Chất lỏng màu xanh –  vàng này được thu thập trong các ống nhỏ và sau đó chuyển đến ống mật chủ. Sau đó, đường dẫn đưa mật đến một phần của ruột non được gọi là tá tràng. Mật không thể thiếu trong quá trình bẻ gãy và hấp thu chất béo.

Quá trình chuyển hóa carbohydrate

Trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, gan có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng sau khi ăn, gan sẽ loại bỏ đường trong máu bằng cách chuyển hóa và dự trữ nó dưới dạng glycogen. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp, gan chuyển hóa glycogen và giải phóng đường vào máu. Gan là nơi lưu trữ vitamin và khoáng chất (như sắt và đồng), sau đó đưa vào máu khi cần thiết.

Quá trình chuyển hóa protein

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa protein như tế bào gan biến đổi axit amin trong thực phẩm. Chúng  được sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc tái tạo carbohydrate hay chất béo. Ammonia là sản phẩm phụ của quá trình này. Các tế bào gan sẽ biến đổi amoniac thành một chất ít độc hơn được gọi là urê và giải phóng vào máu. Sau đó Urê được vận chuyển đến thận và đi ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pubmedhealth. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0072577/. Ngày truy cập 22/06/2016
How liver works. http://www.liver.ca/liver-health/how-liver-works.aspx.  Ngày truy cập 22/06/2016
Picture of the liver. http://www.webmd.com/digestive-disorders/picture-of-the-liver.  Ngày truy cập 22/06/2016

Cirrhosis liver. http://www.webmd.com/digestive-disorders/cirrhosis-liver?page=1.  Ngày truy cập 22/06/2016

Phiên bản hiện tại

12/08/2020

Tác giả: Trung Cường

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Trung Cường · Ngày cập nhật: 12/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo