Não bộ là một trong những cơ quan tiêu thụ năng lượng nhiều nhất cơ thể. Trong đó, quá trình ghi nhớ và học tập được xem là một trong những hoạt động phải gánh chịu nhiều “chi phí” năng lượng nhất [1]. Vậy đối với những người có công việc liên quan nhiều đến trí óc như học sinh, nhân viên văn phòng, có cách nào để có thể bù đắp những hao hụt về năng lượng, giúp não bộ duy trì hiệu quả hoạt động suốt ngày dài.
Não thường xuyên “hết pin” vào cuối ngày – Bạn đã biết nguyên nhân thực sự?
Những người thường xuyên làm việc trí óc hoặc học sinh, sinh viên phải tập trung nghe giảng 4-6 tiếng một ngày, giành 2-3 tiếng ngoài giờ học để ôn tập rất dễ gặp phải tình trạng não thường xuyên “hết pin” hay còn gọi là mệt mỏi trí não [2].
Khác với mệt mỏi về thể chất, là một dạng mệt mỏi do sự chuyển động cơ lặp đi lặp lại, mệt mỏi trí não thường xảy ra khi một người phải sử dụng trí não quá nhiều trong thời gian dài, gây nên tình trạng quá tải và dẫn đến các hiện tượng giảm hiệu suất về nhận thức như [2], [3]:
- Trí nhớ giảm sút
- Hay buồn ngủ
- Suy giảm chú ý, khó tập trung
- Khả năng xử lý thông tin và vấn đề kém
- Dễ gặp sai sót trong công việc
Nguyên nhân gây mệt mỏi trí não thường xuất phát từ việc não phải thực phối hợp nhiều chức năng cùng một lúc như khả năng ghi nhớ, tư duy linh hoạt, xử lý vấn đề… hoặc phải hoạt động dưới áp lực cao, xử lý một khối lượng thông tin lớn trong thời gian dài. Khi não làm việc với cường độ cao, mức glutamate – chất dẫn truyền thần kinh đảm nhiệm các chức năng nhận thức – có thể tích tụ quá nhiều tại các khớp thần kinh (vùng tiếp xúc giữa 2 tế bào thần kinh) và ngăn cản sự kích hoạt các hoạt động nhận thức bình thường như ghi nhớ, tập trung hay tiếp thu thông tin [4].
[embed-health-tool-bmi]
Đâu là cách giúp não phục hồi nhanh hơn khi hoạt động trí óc cao hàng ngày?
Với cường độ làm việc căng thẳng ngày nay, để tránh cho não bộ trở nên quá tải và phục hồi nhanh hơn, bạn nên chú ý đến việc nạp đủ năng lượng cho cơ thể cũng như tạo thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý:
Bổ sung thực phẩm tốt cho não
Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp cải thiện chất lượng hoạt động của các tế bào thần kinh, đặc biệt, bạn nên chú ý đến những loại:
– Thực phẩm giàu chất đạm (protein) như thịt, cá, trứng, sữa… Bởi protein giúp cung cấp các axit amin thiết yếu tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh, liên quan đến tâm trạng, nhận thức và các chức năng khác của não bộ [6].
– Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu cá, bơ, hạt óc chó… vì chúng hỗ trợ nâng cao trí nhớ và hạn chế nguy cơ bị suy giảm nhận thức về lâu dài [7].
– Thực phẩm giàu carnosine như thịt gà, cá, tôm, măng tây, đậu Hà Lan… Carnosine là một loại peptide hiện diện trong các mô cơ và não có tác dụng giảm mệt mỏi trí não, chống lại những tổn thương tế bào, cải thiện khả năng tập trung cũng như trí nhớ dài hạn. Thịt gà, đặc biệt là nước cốt gà, chính là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều Carnosine bạn nên ưu tiên thêm vào chế độ ăn mỗi ngày [9].
Tinh chất được cô đặc từ nước cốt gà từ lâu đã được chứng minh lâm sàng trong nhiều nghiên cứu khoa học có tác dụng cải thiện hiện tượng mệt mỏi trí não và suy giảm các chức năng nhận thức ở người trẻ [10]. Hiện các sản phẩm nước cốt gà khá đa dạng, khi lựa chọn, bạn nên ưu tiên những sản phẩm:
- Được chưng cất từ những con gà khỏe mạnh, trải qua quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nên được bào chế dưới dạng tinh chất để cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Công nghệ bảo quản tiên tiến, đóng nắp 3 lớp độc quyền để đảm bảo giữ nguyên chất lượng và sự tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Tạo thói quen sinh hoạt hợp lý
Ngoài một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt mỗi ngày, tránh những hoạt động gây hại cho não bộ, khiến não không có đủ dưỡng chất và thời gian để hồi phục như [11], [12], [13]:
- Không ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng/ngày
- Làm việc nhiều hơn 52 giờ/tuần
- Ngồi quá lâu, không tập thể dục hay vận động ít hơn 10 phút/ngày
Những lưu ý nhỏ ở trên vô cùng đơn giản để thực hiện, vì vậy bạn đừng nên đợi đến khi não lên tiếng “cầu cứu” mới nghĩ tới các biện pháp bổ sung năng lượng. Hãy thường xuyên chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt, cũng như tạo dựng một thói quen sinh hoạt hợp lý để đảm bảo trí óc luôn khỏe mạnh và công việc được diễn ra trôi chảy hơn.