Giống như mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta, não có một hệ thống tĩnh mạch chứa máu không mang oxi được vận chuyển về phổi, nơi nó được cung cấp oxi. Hệ thống tĩnh mạch này bắt đầu từ các mạch máu nhỏ nhận máu từ vô số vị trí trong não. Khi những tĩnh mạch máu nhỏ này đi ra khỏi mô não, chúng kết hợp với nhau và hình thành những tĩnh mạch lớn hơn, cuối cùng chúng tập hợp ở khoảng giữa não và xương sọ gọi là “xoang tĩnh mạch màng cứng”. Vì vậy, xoang tĩnh mạch màng cứng là những ống lớn nhất dẫn máu ra khỏi não, hướng về phổi.
Tập hợp các xoang tĩnh mạch màng cứng bao gồm: :
- Xoang dọc trên và xoang dọc dưới;
- Xoang tĩnh mạch đá trên và xoang tĩnh mạch đá dưới;
- Xoang ngang;
- Xoang xích-ma;
- Xoang thẳng;
- Xoang hang;
- Xoang hội lưu.
Chứng huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng là gì?
Nói đơn giản, huyết khối là một từ miêu tả việc hình thành cục máu đông. Vì vậy, chứng huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng là việc hình thành các cục máu đông bên trong một hoặc nhiều xoang tĩnh mạch màng cứng được miêu tả ở trên.
Làm sao để chứng huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng có thể gây ra đột quỵ?
Khi máu đông bên trong một trong những xoang não, nó gây ra tụ máu bên trong hệ tĩnh mạch của não, cản trỡ máu rời khỏi mô của não. Lúc đầu thì chưa nguy hiểm lắm, vì các tĩnh mạch nhỏ có một số không gian để nở rộng ra để có thể trữ thêm máu bị ứ lại được nhiều hơn. Tuy nhiên, theo thời gian máu chứa nhiều oxy từ tim bơm lên đi vào mô của não qua động mạch nhưng không thoát ra được, máu thêm vào gây ra áp lực lên thành của động mạch, làm cho chúng vỡ ra và gây ra xuất huyết bên trong não.
Điều này gây ra bệnh xuất huyết não.
Ai có nguy cơ mắc bệnh huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng?
85% người được chẩn đoán là mắc bệnh huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng đều gặp tình trạng máu dễ bị đông. Ngoài ra còn có những yếu tố nguy cơ khác như:
- Chấn thương đầu;
- Ba tháng cuối khi mang thai;
- Sinh em bé;
- Sử dụng thuốc tránh thai;
- Chọc dò đốt sống thắt lung (chọc dò tủy sống);
- Nhiễm trùng, nhất là khuôn mặt, mắt hoặc tai.
Những triệu chứng của bệnh huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng là gì?
Một trong những đặc điểm quan trọng của bệnh huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng là nó có thể gây ra vô số triệu chứng từ nhức đầu đơn thuần đến đột ngột, và liệt hoàn toàn một bên cơ thể. Tuy nhiên, thường thì 90% người mắc bệnh huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng đều phàn nàn rằng họ bị đau đầu dữ dội, trong khi 50% lại có triệu chứng đột quỵ điển hình. Tuy nhiên, khoảng chừng 40% họ bị tai biến mạch máu. Ở một số trường hợp đặc biệt, tùy vào huyết khối nằm ở xoang tĩnh mạch màng cứng nào mà bệnh nhân sẽ bị các triệu chứng khác nhau, ví dụ bệnh nhân có thể mất trí nhớ hoặc không nói được.
Ở bệnh nhân có các triệu chứng như nhức đầu và mơ mắt, bệnh huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng có thể bị nhầm lẫn với tình trạng của các bệnh khác như tăng áp lực nội sọ lành tính.
Chứng huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng được chẩn đoán như thế nào?
Khi bạn đến phòng cấp cứu bác sĩ phụ trách phòng cấp cứu trước tiên sẽ khám chức năng thần kinh đầy đủ và chụp CT não. Ảnh chụp CT giúp bác sĩ tìm xem não có đang bị xuất huyết hay không.. Nếu thuộc trường hợp chuẩn bị xuất huyết thì cần phải phẫu thuật gấp để dẫn lưu máu ra ngoài. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng, bác sĩ cần phải thực hiện xét nghiệm gọi là chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch (MRV). Đây là xét nghiệm gần giống với MRI, chỉ khác là hình ảnh chỉ hiện lên máu trong tĩnh mạch và hộp sọ. Xét nghiệm sẽ cho thấy vị trí của cục máu đông ở chỗ có khoảng trống trên hình tĩnh mạch.
Khi MRV không có sẵn, hình chụp CT x-quang mạch máu có thể sử dụng để xem hình ảnh xoang tĩnh mạch màng cứng.
Chứng huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng được điều trị như thế nào?
Điều trị bằng phẫu thuật
Khi huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng gây ra nhiều xuất huyết bên trong não, phẫu thuật phải được thực hiện theo thứ tự để dẫn lưu hết máu đọng bên trong sọ. Điều này rất quan trọng vì xuất huyết não có thể dẫn đến thoát vị não nhanh và gây tử vong. Phẫu thuật được gọi là mở sọ giải áp. Trong một số trường hợp, tăng áp suất trong sọ do đột quỵ diện rộng thì cần phải hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, hoặc làm lạnh nhiệt độ cơ thể, để giúp ngăn ngừa não bị phá hủy thêm. Một số phương pháp điều trị thử nghiệm cũng đã được sử dụng tại một số bệnh viện, ví dụ như phá vỡ máu tụ bên trong xoang bằng cách sử dụng kỹ thuật ly giải huyết khối nội mạch
Điều trị thuốc
Nếu bệnh nhân không có chống chỉ định, thì bất cứ ai bị chẩn đoán là mắc chứng huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng nên được điều trị lâu dài với chất chống đông máu, ví dụ như heparin, Coumadin và lovenox. Những loại thuốc điều trị này được đưa ra giúp ngăn ngừa cục huyết khối to lên thêm trong xoang tĩnh mạch màng cứng, và giúp ngăn ngừa việc các cục máu đông được hình thành dẫn đến bệnh đột quỵ trở nên nặng hơn.
[embed-health-tool-bmi]