Mỗi ngày não bộ của chúng ta phải tiếp nhận và xử lý lượng thông tin tương đương với khoảng 34GB và 100.500 từ/ngày [1]. Với khối lượng công việc “khổng lồ” như thế, việc quan tâm và chăm sóc hệ tuần hoàn máu não chính là chìa khóa then chốt, giúp cung cấp đủ “năng lượng” cho các hoạt động liên quan đến chức năng nhận thức như khả tiếp thu, ghi nhớ hay giải quyết vấn đề… [2], [3].
Mối liên hệ không thể tách rời giữa tuần hoàn máu não và các chức năng nhận thức não bộ
Thực tế, não người trưởng thành chỉ chiếm khoảng 2% tổng khối lượng cơ thể nhưng các tế bào thần kinh lại sử dụng đến khoảng 20% lượng oxy và glucose trong tổng số nhu cầu của cơ thể [4], [5]. Quá trình máu lưu thông đến não để cung cấp các dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì chức năng nhận thức bình thường như vậy được gọi là tuần hoàn máu não [6].
Tuy là nơi có nhu cầu cao về năng lượng nhưng khả năng dự trữ của não bộ lại hạn chế, chính vì thế mà quá trình tuần hoàn máu não luôn phải được diễn ra liên tục và ổn định để đảm bảo các tế bào thần kinh được hoạt động bình thường [4]. Nếu việc cung cấp oxy và các chất cần thiết cho não bị gián đoạn thì có thể gây nên các tác động tiêu cực đến chức năng nhận thức, bao gồm khả năng ghi nhớ, tư duy hay mức độ tập trung [7], [8].
Đặc biệt với những người hoạt động nhiều về trí óc, việc suy giảm các chức năng nhận thức như trên có thể gây cản trở đến tiến độ và năng suất hoàn thành công việc. Lúc này, bạn nên đảm bảo lưu lượng máu lên não luôn duy trì ở mức hợp lý, khoảng 50-70ml/100g mô não/phút, nhằm đảm bảo khối lượng và chất lượng công việc diễn ra hàng ngày [5].
[embed-health-tool-bmi]
Nguyên nhân gây suy giảm tuần hoàn não, ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức ở người trẻ
Lối sống thiếu khoa học của giới trẻ ngày nay có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuần hoàn máu não, chẳng hạn như:
- Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến vùng hồi hải mã, đây là nơi quan trọng tạo ra những ký ức mới. Do đó, nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ, khả năng học những điều mới có thể giảm tới 40% [9], [10].
- Uống ít nước, ăn không đủ chất: Một chế độ ăn uống chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, thực phẩm được chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở não. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu ở trẻ nhỏ và người trẻ trưởng thành đã chỉ ra rằng, việc uống không đủ nước cũng có tác động không nhỏ đến khả năng ghi nhớ và trạng thái tỉnh táo của cơ thể [11], [12].
- Uống nhiều rượu bia: Uống quá nhiều bia rượu có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn. Do đó, việc kiểm soát lượng cồn nạp vào cơ thể là rất quan trọng để đảm bảo khả năng tập trung khi làm việc [9].
- Ngồi lâu một chỗ, ít vận động: Nhiều chứng minh khoa học đã chỉ ra rằng tập thể dục ảnh hưởng đến tính dẻo dai của não, tuy nhiên do yêu cầu công việc, nhiều người hình thành thói quen ngồi lâu làm việc, hạn chế vận động. Điều này dẫn tới các chức năng nhận thức như trí nhớ, sự tập trung giảm sút, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc [13], [14].
Ngoài ra, những vấn đề trong cuộc sống cũng có thể gây sức ép lên tinh thần, từ đó dẫn đến vấn đề tuần hoàn não kém và suy giảm trí nhớ ở người trẻ như [9]:
- Căng thẳng và lo âu: 2 yếu tố này đều ngăn chặn quá trình hình thành ký ức mới cũng như quá trình nhớ lại ký ức cũ, khiến cho bạn khó khăn hơn trong việc ghi nhớ và tiếp nhận thông tin.
- Trầm cảm: Hay quên là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, khiến bạn không có động lực hoàn thành công việc mỗi ngày.
Giải pháp giúp tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng nhận thức
Để não bộ hoạt động hiệu quả, giúp đẩy nhanh năng suất học tập và làm việc mỗi ngày, bạn nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Những điều chỉnh nhỏ mỗi ngày này sẽ giúp cơ thể dần thích nghi và cải thiện chức năng nhận thức.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Bạn nên ưu tiên các loại thịt cá, thịt gia cầm, trái cây, rau củ hay ngũ cốc nguyên hạt vì đây chính là nguồn cung cấp đa dạng các loại vitamin, khoáng chất tốt cho não bộ như vitamin B12, Carnosine… [18], [19], [20].
Với khả năng chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, Carnosine được biết đến như các dưỡng chất giúp bảo vệ thần kinh, được tìm thấy với nồng độ cao tại các mô khác nhau ở những loài động vật có xương sống. Trong đó, tinh chất được chiết xuất từ gà thường chứa một lượng lớn các dưỡng chất này là một bài thuốc dân gian được chứng minh lâm sàng trong nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền, có tác dụng chữa mệt mỏi và cải thiện đáng kể các chức năng não bộ [21], [22].
Hiện sản phẩm nước cốt gà có hàm lượng Carnosine cao được bày bán phổ biến, thuận tiện cho người làm văn phòng, học sinh sinh viên muốn cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ. Tuy nhiên, khi lựa chọn các sản phẩm nước cốt gà trên thị trường, bạn nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm uy tín, được sản xuất dưới dạng tinh chất để giúp cơ thể có thể hấp thu nhanh và dễ dàng hơn. Đồng thời, bạn cũng nên lựa chọn những thương hiệu có quy trình đóng gói đạt chuẩn, công nghệ đóng nắp 3 lớp độc quyền để giúp lưu giữ nguyên vẹn sự tươi ngon và chất lượng của sản phẩm.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày
Ngủ đủ giấc giúp não bộ tăng cường sự liên kết giữa các tế bào thần kinh, loại bỏ độc tố trong quá trình chuyển hóa và hoạt động hàng ngày, từ đó củng cố trí nhớ dài hạn. Bên cạnh đó, một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ não tự phục hồi và sửa chữa những tổn thương, giúp nâng cao chức năng nhận thức, khả năng sáng tạo và hiệu suất tinh thần. Vì thế, bạn nên ưu tiên “chăm sóc” giấc ngủ, ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày để cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung [15], [16].
Lựa chọn hoạt động thể chất phù hợp
Các hoạt động thể chất sẽ làm tăng lưu lượng máu đến toàn bộ cơ thể, trong đó bao gồm cả não, giúp bạn minh mẫn hơn. Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, người trưởng thành khỏe mạnh nên đi bộ ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc tham gia bất kỳ các hoạt động thể chất nào khiến bạn đổ mồ hôi, nhịp tim và hơi thở tăng nhanh. Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe thể chất mà còn giúp cải thiện sự dẻo dai về tinh thần, tăng cường sự minh mẫn và giảm nguy cơ mắc Alzheimer khi về già [16].
Nâng cao sức khỏe tinh thần
Bên cạnh các hoạt động thể chất, bạn cũng nên rèn luyện sức bền và độ linh hoạt của não bộ bằng cách tham gia hoạt động tình nguyện, học chơi nhạc cụ hoặc chơi các trò chơi ghép hình, giải đố… tùy theo sở thích cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, hạn chế căng thẳng mà còn là một bài tập luyện giúp duy trì sự nhanh nhạy của não bộ, từ đó tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung [16]. [17].
Nhìn chung, để phát huy khả năng học tập và làm việc một cách hiệu quả là cả một quá trình rèn luyện, sinh hoạt điều độ và kiên trì với những thói quen tốt. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc giúp bạn có thể cải thiện tuần hoàn máu não và các chức năng nhận thức về lâu dài. Do đó, bạn đừng quên kết hợp đa dạng các phương pháp trên để giúp não bộ làm việc một cách tối ưu nhất.