Các triệu chứng co giật này xảy ra đột ngột và không thể kiểm soát được. Các cơn co giật thường kéo dài vài giây hoặc vài phút nhưng có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút. Trong cơn co giật, bạn có thể cắn vào lưỡi hoặc bên trong miệng. Sau cơn động kinh, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ, yếu ớt, bối rối hoặc khó nói chuyện.
Bệnh nhân sống sót sau tai biến có thể xuất hiện các cơn co giật ngay sau đó hoặc phải đến vài tháng sau. Người bị tai biến có nhiều khả năng dẫn đến co giật nếu phần vỏ não vận động bị tổn thương (bộ phận chính chịu trách nhiệm vận động cơ thể).

Sau tai biến bị co giật là tình trạng gì?
Một trong những vấn đề phức tạp về tình trạng này là bác sĩ thường khó phân biệt được là sau tai biến bị co giật hay đây là một cơn co giật mới xuất hiện. Nói chung, một người vừa hồi phục sau tai biến nên thường xuyên được chăm sóc và theo dõi bởi người thân vì họ có khả năng bị lên cơn co giật bất cứ lúc nào.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống co giật hay không. Việc phòng chống co giật có thể hạn chế việc tái diễn hoặc giảm thiểu gây hại đến não. Một số ca tai biến có thể sẽ không gây ra co giật và bác sĩ thần kinh học sẽ cho biết bạn có nguy cơ bị co giật hay không dựa trên vị trí não bị tổn thương.
Làm thế nào bạn có thể đối phó với tình trạng sau tai biến bị co giật?
Nếu gặp tình trạng sau tai biến bị co giật thì bạn không cần phải uống thuốc ngừa cơn co giật mãi mãi. Vì thực tế cho thấy, một số người bị co giật sau tai biến trong vòng một vài năm và sau đó sẽ phục hồi hoàn toàn.
Nói vậy không có nghĩa là tình trạng sau tai biến bị co giật không nguy hiểm. Thuốc chống động kinh là cách an toàn nhất để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật tái phát cũng như bảo vệ não khỏi bị tổn thương thêm nữa.
Thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng sau tai biến bị co giật được gọi là thuốc chống động kinh (AED). Những loại thuốc này có thể được sử dụng cho các vấn đề khác, chẳng hạn như đau mãn tính, bồn chồn hoặc tâm trạng bất ổn. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc nào dựa trên loại co giật, tuổi tác, sức khỏe của bệnh nhân và liệu có tác dụng phụ xấu nào từ thuốc hay không. Các tác dụng phụ của AED thường cải thiện sau khi dùng thuốc được 3-5 ngày. Một số tác dụng phụ thường gặp là:
- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
- Chóng mặt hoặc thiếu thăng bằng
- Lâng lâng
- Run sợ
- Nhìn đôi
- Sự hoang mang
Có thể cần xét nghiệm máu để đảm bảo bạn đã dùng đủ thuốc và đảm bảo thuốc không gây ra các vấn đề khác. Những loại thuốc này hiếm khi gây dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng đang mang thai.
Không nên đột ngột ngưng dùng thuốc chống co giật mà không có hướng dẫn của bác sĩ, vì có thể gây ra co giật sau khi ngưng thuốc. Nếu bạn gặp tác dụng phụ, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Có nhiều cách an toàn như thay đổi thuốc hoặc liều lượng của thuốc nhằm ngăn ngừa tác dụng phụ.
Nếu cơn co giật chưa được kiểm soát hoàn toàn thì bạn đừng nên lái xe, vì nó sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn, hành khách và những người khác đang lưu thông trên đường. Một số thói quen có thể làm tăng khả năng xảy ra co giật như uống nhiều rượu, thiếu ngủ, căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, sốt hoặc bệnh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!