Thoái hóa khuỷu tay là tình trạng viêm các sợi gân bám vào ụ xương phía ngoài của khuỷu tay. Sự căng thắt các sợi gân ở khuỷu tay chính là nguyên nhân gây ra bệnh này.
Các tác nhân gây bệnh thoái hóa khuỷu tay là tất cả các hoạt động dẫn đến sự căng thắt khuỷu tay.
Các triệu chứng có thể là các cơn đau dữ dội và đau nhạy cảm ở vùng phía ngoài khuỷu tay thường đi kèm với cảm giác khuỷu tay trở nên yếu và cứng. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh tật và khám sức khỏe để chẩn đoán chứng thoái hóa khuỷu tay.
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khuỷu tay tiêu chuẩn bao gồm các biện pháp để giảm chứng viêm cục bộ. Phát hiện bệnh càng sớm thì càng tốt cho việc điều trị. Biện pháp có thể ngăn ngừa bệnh này chính là tránh thực hiện các hoạt động làm căng khuỷu tay.
Thoái hóa khuỷu tay là bệnh gì?
Thoái hóa khuỷu tay là tình trạng viêm các sợi gân bám vào ụ xương phía ngoài của khuỷu tay. Bệnh sẽ gây nên các cơn đau nhức. Thông thường, bệnh này chính là một dạng chấn thương căng thắt gân do khuỷu tay chịu lực quá nhiều. Thuật ngữ y học của bệnh này là chứng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, bởi vì nó liên quan đến tình trạng viêm điểm kết nối các dây chằng phía ngoài của xương cánh tay tại khớp khuỷu tay (epicondyle). Thực tế, hầu hết những người bị mắc chứng epicondylitis – viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay thường là do chơi hoặc thực hiện các hoạt động khác mà không phải do chơi quần vợt (môn thể thao yêu cầu dùng lực khuỷu tay nhiều).
Nguyên nhân gây chứng thoái hóa khuỷu tay
Một chấn thương khuỷu tay là nguyên nhân gây ra bệnh này. Không chỉ do chơi môn thể thao quần vợt, bệnh này còn có thể là kết quả của các hoạt động lặp lại khiến các sợi gân ở khuỷu tay căng thắt.
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khuỷu tay
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khuỷu tay bao gồm cơn đau dữ dội hoặc đau nhạy cảm ở phía ngoài khuỷu tay. Tại chỗ bị đau, bạn có thể cảm thấy không có sức hoặc bị cứng đờ. Việc cầm một ly nước hoặc bắt tay cũng có thể gây ra cơn đau.
Biện pháp điều trị chứng thoái hóa khuỷu tay
Các triệu chứng bệnh sẽ phát triển theo thời gian và có thể dần dần trở nên nặng hơn chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng. Sau đây là những biện pháp điều trị không cần phẫu thuật:
- Nghỉ ngơi đầy đủ;
- Chườm đá lạnh;
- Dùng thuốc chống viêm không steroid; NSAIDS (như Advil hay Aleve);
- Tập thể dục thường xuyên;
- Siêu âm;
- Mang băng, nẹp cố định;
- Tiêm steroid.
Bước đầu tiên trong quá trình điều trị chứng thoái hóa khuỷu tay chính là giảm bớt viêm nhiễm và cho phép các cơ và gân bị ảnh hưởng được “nghỉ ngơi”. Chườm đá và dùng băng, gạc cũng có thể giúp làm giảm tình trạng viêm và đau nhức. Khi chứng viêm có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể bắt đầu thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cơ bắp ở cẳng tay, đồng thời ngăn ngừa sự tái phát. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để chắc chắn khuỷu tay của bạn đã có thể bắt đầu tập luyện.
Mong rằng sau bài viết này, bạn đã biết cách kiểm soát cơn đau do thoái hóa khuỷu tay cũng như hiểu rõ các cách điều trị tại nhà nhé.
[embed-health-tool-bmi]