Nhắc đến cơ, mọi người hầu như chỉ nghĩ đến cơ xương, là những bó cơ giúp chúng ta có thể vận động và di chuyển. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn 2 loại mô cơ khác là cơ tim và cơ trơn. Vậy thực tế trong cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ? Cùng tìm hiểu nhé!
Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?
Trong cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ là một thắc mắc thú vị của nhiều người. Nếu tính đến từng sợi cơ thì cơ thể chúng ta có thể được tạo thành từ hàng tỷ sợi cơ. Tuy nhiên, câu trả lời chung cho câu hỏi trong cơ thể người khoảng bao nhiêu cơ là khoảng 650 cơ, chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau như chuyển động, ổn định và kiểm soát. Cơ bắp được phân thành ba loại: cơ xương, cơ trơn và cơ tim.
- Cơ xương là loại cơ có nhiều nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 40% tổng trọng lượng cơ thể. Chúng được gắn vào xương và chịu trách nhiệm cho các chuyển động của cơ thể như đi, chạy và nhảy.
- Các cơ trơn được tìm thấy trong thành của các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột và mạch máu. Chúng chịu trách nhiệm cho các chuyển động không chủ ý và giúp kiểm soát dòng chảy của các chất như thức ăn và máu đi khắp cơ thể.
- Cơ tim chỉ được tìm thấy trong tim và chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể. Chúng độc đáo ở chỗ chúng có thể co bóp và thư giãn nhịp nhàng mà không mệt mỏi.
Số lượng cơ bắp trong cơ thể con người có thể khác nhau tùy thuộc vào cách xác định và đếm cơ bắp. Một số nguồn có thể đếm các cơ riêng lẻ, trong khi những nguồn khác có thể nhóm các cơ tương tự lại với nhau. Tuy nhiên, bất kể cơ bắp được đếm như thế nào, trong cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ thì chúng đều cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Các loại cơ bắp và chức năng của chúng
Cụ thể về 3 loại cơ trong cơ thể người và chức năng của chúng như sau:
Cơ xương
Cơ xương, hay cơ vân, là mô gắn với xương thông qua gân. Cùng với khung xương chúng tạo thành hệ vận động. Vì thế khi nói đến cơ bắp thông thường người ta đang chỉ cơ xương.
Actin và myosin là thành phần protein cấu trúc nên sợi cơ. Các bó sợi cơ sẽ tạo thành trục chính (hình thuôn dài) và có một màng bao quanh trục chính. Phần sáng và tối của những sợi cơ xương khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ trông giống như vân của chúng nên cơ xương còn được gọi là cơ vân.
Như đã nói ở trên, để nói cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ xương thì chúng chiếm đến 40% số lượng cơ. Chúng ta có thể kiểm soát hoạt động của những cơ này. Chức năng cụ thể của cơ xương bao gồm:
- Duy trì các tư thế cơ bản của cơ thể như đi lại, đứng yên, ngồi,…
- Bảo vệ khớp và cố định chúng tại vị trí
- Vận động cơ thể
- Nhai và nuốt
- Hít, thở theo ý muốn của bạn.
Cơ tim
Cơ tim chịu trách nhiệm co bóp và thực hiện hoạt động bơm máu cho cơ thể. Mặc dù có cấu trúc tương tự cơ xương nhưng đây là nhóm cơ hoạt động dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh tự trị, không theo mong muốn chủ quan của con người.
Các tế bào cơ tim sẽ nhận tín hiệu điện truyền đến từ một loại tế bào gọi là tế bào tạo nhịp. Tiếp đến chúng co bóp phối hợp với nhau tạo thành nhịp tim và bơm máu đi nuôi dưỡng cơ thể.
Cơ trơn
Cơ trơn xuất hiện ở nhiều cơ quan trên cơ thể, bao gồm:
- Hệ hô hấp
- Hệ tiêu hoá
- Hệ tiết niệu
- Hệ sinh dục
- Hệ tuần hoàn
Chức năng cơ trơn:
- Đường tiêu hóa: Đẩy thức ăn, co thắt để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng
- Tim mạch: Điều hòa lưu lượng máu và áp suất thông qua sức cản mạch máu
- Thận: Điều hòa lưu lượng nước tiểu
- Bộ phận sinh dục: Co thắt khi mang thai, đẩy tinh trùng
- Đường hô hấp: Điều hòa đường kính tiểu phế quản, giúp phổi giãn nở ra khi bạn hít vào
- Da: dựng lông
- Cảm giác: Đồng tử giãn ra và co lại cũng như thay đổi hình dạng thấu kính mắt.
Nhìn chung về cả cấu trúc và chức năng hoạt động, cơ trơn và cơ xương khác nhau nhiều điểm. Cơ trơn không được cấu tạo thành những vân sợi mà có cấu trúc thành ô, lớp nằm nối tiếp nhau. Các ô sợi cơ này có mối liên kết với các ô lân cận, cho phép chúng co lại đồng đều nhau.
Chúng ta không thể kiểm soát hoạt động của hệ cơ trơn, ví dụ như bạn không thể dùng suy nghĩ để điều khiển huyết áp.
Làm sao giữ cho hệ cơ của bạn khoẻ mạnh?
Sau khi tìm hiểu cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ và chức năng của chúng, hẳn bạn cũng hiểu một hệ cơ khỏe mạnh rất quan trọng đối với cơ thể. Vậy để giữ cho hệ cơ của bạn khoẻ mạnh cần làm gì? Hãy lưu ý một số điều sau:
- Tập thể dục: Duy trì hoạt động có thể giữ cho tất cả các cơ của bạn khỏe mạnh, bao gồm cả cơ tim của bạn. Bạn nên trao đổi trước với bác sĩ về một chương trình tập thể dục phù hợp, cố gắng kết hợp hoạt động tim mạch và các bài tập chịu trọng lượng. Ngoài ra, để tránh chấn thương, hãy nhớ khởi động kỹ trước khi tập luyện.
- Ăn uống đúng cách và đưa ra những lựa chọn thông minh: Đảm bảo ăn uống cân bằng để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh. Bạn nên tránh natri (muối) và chất béo chuyển hóa (chẳng hạn như trong thực phẩm chiên) vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu bạn hút thuốc, hãy trao đổi với chuyên gia hoặc bác sĩ của bạn về kế hoạch giúp bạn bỏ thuốc lá .
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Phải mang thêm cân nặng có thể gây thương tích cho cơ. Thừa cân hay béo phì cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác sức khỏe, bao gồm huyết áp cao. Bạn nên hỏi bác sĩ về cân nặng thích hợp nhất cho cơ thể mình.
- Nghỉ ngơi: Hãy cho cơ bắp của bạn thời gian để hồi phục sau khi căng thẳng, sửa chữa và xây dựng lại. Bạn cũng nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau nhức sau khi tập thể dục vất vả. Đây là cách hiệu quả để giảm thiểu chấn thương.
- Lên lịch kiểm tra thường xuyên: Bạn nên thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra các bệnh khiến bạn có nguy cơ mắc các vấn đề về cơ cao hơn.
Hello Bacsi hi vọng rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ. Từ đây, bạn cũng hiểu hơn về cách hệ cơ làm việc, để giữ cho chúng luôn khoẻ mạnh nhé!
[embed-health-tool-bmi]