backup og meta

Phân biệt bong gân và căng cơ

Phân biệt bong gân và căng cơ

Bong gân và căng cơ có những triệu chứng rất giống nhau vì các vết thương tương tự nhau. Do đó, các phương pháp điều trị hai tình trạng này cũng giống nhau.

Bạn đã bao giờ tự hỏi sự khác biệt giữa bong gân và căng cơ là gì? Chúng có làm bạn bối rối không? Thông thường, hai thuật ngữ này thường được sử dụng giống nhau để mô tả căng cơ quá mức hoặc rách các mô mềm trong và xung quanh các khớp. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng có thể giúp bạn phân biệt hai vấn đề này. Hãy đọc và tìm hiểu bài viết sau đây!

Triệu chứng bong gân và căng cơ

Bong gân là tình trạng dây chằng kéo căng hoặc rách. Mắt cá chân là phần có khả năng dễ bị bong gân nhất.

Căng cơ là tình trạng căng cơ hoặc gân. Căng cơ thường xuất hiện ở lưng dưới hoặc cơ gân khoeo ở phía sau đùi.

Căng cơ và bong gân có những triệu chứng rất giống nhau vì các vết thương gần như giống nhau. Các triệu chứng tương tự của hai tình trạng này bao gồm:

  • Đau xung quanh vùng bị ảnh hưởng
  • Sưng
  • Khả năng di chuyển và độ linh hoạt bị hạn chế

Sự khác biệt chính là bầm tím xuất hiện xung quanh khớp bị ảnh hưởng khi bạn bị bong gân, trong khi nếu bị căng cơ bạn có thể bị đau do co thắt cơ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây bong gân và căng cơ

Một số tình huống có thể làm tăng nguy cơ bị bong gân và căng cơ là:

  • Chơi thể thao hoặc tập thể dục quá mức
  • Tai nạn như trượt hoặc ngã
  • Mang vật quá nặng
  • Sử dụng sức quá mức
  • Ngồi hoặc đứng không đúng cách
  • Tư thế không đúng
  • Các chuyển động kéo dài và lặp đi lặp lại.

Các yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể bị căng cơ quá mức. Tuy nhiên, một số yếu tố nhất định có nhiều khả năng khiến bạn bị bong gân hoặc căng cơ bao gồm:

  • Sức khỏe yếu
  • Không khởi động hoặc khởi động không đúng cách
  • Mệt mỏi
  • Môi trường xung quanh
  • Thiết bị luyện tập kém chất lượng

Chẩn đoán bong gân và căng cơ

Sau khi khám sức khỏe thông thường, bác sĩ có thể cho bạn chụp X-quang hoặc thậm chí MRI để phát hiện gãy xương hoặc chấn thương xương. Nếu xương vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ có khả năng chẩn đoán bong gân hoặc căng cơ.

Điều trị bong gân và căng cơ

Căng cơ và bong gân được điều trị bằng phương pháp RICE. RICE là viết tắt của:

  • Nghỉ ngơi (R – Rest): cố gắng không dùng khớp bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian nhất định để khớp hồi phục.
  • Chườm đá (I – Ice): đặt một túi đá quấn bằng khăn hoặc vải (không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da) lên vùng bị ảnh hưởng trong 20 phút sau đó thay đá và lặp lại càng nhiều càng tốt trong 24–48 giờ.
  • Băng nén (C – Compression): bọc khớp bị ảnh hưởng bằng băng hoặc băng chuyên dụng (không quá chặt) để giảm sưng.
  • Nâng cao (E – Elevation): giữ cho khớp bị ảnh hưởng cao hơn tim. Nếu là đầu gối hoặc mắt cá chân bị bong gân/căng cơ, bạn giữ khu vực đó song song với mặt đất bằng cách ở trên giường khoảng 2 ngày.

Phòng ngừa bong gân và căng cơ

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể thực hiện để giảm khả năng bị bong gân hoặc căng cơ:

  1. Khởi động trước khi tham gia các hoạt động thể chất hoặc thể thao
  2. Luyện tập thường xuyên
  3. Luôn luôn cẩn trọng với nguy hiểm
  4. Dành thời gian thư giãn
  5. Sử dụng thiết bị tập luyện tốt

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sprains and strains. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sprains-and-strains/symptoms-causes/syc-20377938. Ngày truy cập 20/07/2018

Is It a Sprain or a Strain? Tips for Identification. https://www.healthline.com/health/sprain-vs-strain#symptoms. Ngày truy cập 20/07/2018

Sprains and strains. https://medlineplus.gov/sprainsandstrains.html. Ngày truy cập 20/07/2018

 

Phiên bản hiện tại

25/05/2021

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Làm thế nào để điều trị thoái hoá khớp gối an toàn, hiệu quả?

Hãy cẩn thận! Cơn đau khớp của bạn có thể là viêm cột sống dính khớp


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 25/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo