Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ, tôi năm nay 35 tuổi và bị thoát vị đĩa đệm nặng trong 3 tháng qua dù đã uống thuốc và điều trị. Bác sĩ có chỉ định tôi làm phẫu thuật để điều trị bệnh. Xin hỏi bác sĩ mổ thoát vị đĩa đệm mất bao nhiêu tiền và bao lâu thì hồi phục?
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn,
– Với câu hỏi Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu, bác sĩ Nguyễn Hữu Đức Minh, chuyên khoa Cơ xương khớp, đang công tác tại Đại học y dược, bệnh viện phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, Phòng khám DayCare – DayCare Clinic&Spa giải đáp như sau:
Mổ thoát vị đĩa đệm mất bao nhiêu tiền?
Đối với tình trạng đĩa đệm không bị thoát vị quá nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp mổ hở. Đây là lựa chọn của đa số bệnh nhân và có chi phí khoảng 15 – 18 triệu đồng.
Đặc biệt, trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm đi kèm với hiện tượng hẹp ống sống hay thoát vị xảy ra ở nhiều vị trí thì chi phí sẽ cao hơn nữa do các bác sĩ phải thực hiện nhiều thủ pháp chuyên sâu mới có thể giúp người bệnh điều trị hiệu quả. Chi phí của những ca mổ thoát vị đĩa đệm này khoảng từ 60 – 70 triệu đồng.
Trên đây là mức phí trung bình của một số bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam. Chi phí ca mổ thoát vị đĩa đệm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như giá thành từng bệnh viện đưa ra.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?
Thông thường, sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà thời gian bình phục bệnh của mỗi người thường không giống nhau. Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Điều này phụ thuộc vào các tác động bên ngoài lẫn bên trong như tâm lý, tình trạng vết mổ cũng như chế độ dinh dưỡng và kế hoạch chăm sóc sau phẫu thuật của từng người bệnh.
Để biết sau khi mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì bệnh bình phục, người bệnh cần nắm rõ các giai đoạn hồi phục sức khỏe mà bệnh nhân sau khi mổ trải qua như sau:
- Giai đoạn đầu sau phẫu thuật từ 1 – 2 ngày
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong cơ thể người bệnh thường rất yếu, không thể thực hiện bất kỳ vận động nào, bao gồm cả tự ăn và sinh hoạt.Vì vậy, người bệnh cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc người thân để vệ sinh thân thể, thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đây là giai đoạn tiền đề giúp quyết định vết mổ lành nhanh hay chậm, giúp bệnh mau bình phục hơn và rút ngắn thời gian điều trị
- Giai đoạn sau mổ 4 – 5 ngày
Ở giai đoạn này, vết mổ có dấu hiệu lành lại. Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt dần lên, đau bắt đầu giảm dần, người bệnh tươi hẳn ra và có thể ăn uống nhiều hơn so với 2 ngày ban đầu.
- Giai đoạn hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm 1 – 2 tháng
Đây là khoảng thời gian vết mổ lành hẳn và bệnh bình phục nhanh. tình trạng sức khỏe của người bệnh dần ổn định kết hợp với chế độ ăn hợp lý, giúp tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó, giúp bệnh nhanh chóng bình phục và rút ngắn thời gian điều trị. Bệnh nhân tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng, giúp khớp xương trở nên linh hoạt hơn. Đồng thời giúp kích thích lưu thông máu, tăng cường mang dưỡng chất đến đĩa đệm, thúc đẩy quá trình bình phục nhanh.
- Giai đoạn sau mổ từ 3 – 6 tháng
Đây là giai đoạn bệnh hồi phục gần như bình thường. Khi đó, người bệnh có thể trở lại lối sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tham gia một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội hoặc lái ô tô.
Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh bình phục hẳn, cột sống trở nên chắc khỏe và bình phục hoàn toàn, bệnh nhân không nên tham gia các hoạt động thể chất đòi hỏi cường độ vận động cao hoặc các bộ môn có tính đối kháng mạnh như bóng chuyền, bóng chày, bầu dục hoặc chạy nhanh,… Bởi các môn thể thao này có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng, kéo dài thời gian bình phục.
Lời khuyên cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm nhanh hồi phục
Sau khi đã hiểu rõ mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục, bạn cần nắm rõ những lưu ý giúp mau hồi phục sau phẫu thuật nhé. Để bệnh mau chóng bình phục, ngoài điều trị bệnh theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần tuân thủ các nguyên tắc và lời khuyên điều trị bệnh sau đây:
- Nên nghỉ ngơi nhiều sau mổ: Nghỉ ngơi nhiều không chỉ giúp cơ thể hồi phục sức mà còn giúp cột sống và vết mổ không bị tác động. Từ đó đảm bảo an toàn cho đĩa đệm và rút ngắn thời gian bình phục.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Sau mổ, cho dù bệnh đã hoàn toàn bình phục, bệnh nhân cũng không nên bưng bê hoặc mang vác vật nặng, tránh bệnh chuyển biến xấu. Tốt nhất khi tiến hành mang vác bất kỳ vật gì, bệnh nhân nên sử dụng định luật đòn bẫy để giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Không nên ngồi nhiều. Không cúi gập người và xoay, vặn cột sống quá nhiều.
- Thực hiện vật lý trị liệu: Thông thường, sau phẫu thuật vết mổ thường gây đau, đặc biệt là khi bệnh nhân hoạt động. Vì vậy, đa phần người bệnh đều ngại vận động. Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp xương kém linh hoạt và có thể làm tăng nguy cơ mất khả năng vận động. Do đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên thực hiện các động tác trị liệu nhẹ tại giường để giúp giảm đau và giúp bệnh bình phục tự nhiên.
- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn giúp bệnh nhanh chóng bình phục. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên ăn những đồ ăn thức uống dễ tiêu hóa. Nên hạn chế thực phẩm chứa chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục bệnh.
- Tâm lý luôn vui vẻ: Giữ tinh thần luôn vui vẻ sẽ giúp giảm căng thẳng và stress, từ đó giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
Bạn có thể xem thêm: Các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
[embed-health-tool-bmi]