backup og meta

Thiếu xương

Thiếu xương

Tìm hiểu chung

Thiếu xương là gì?

Khi bị thiếu xương, bạn sẽ có mật độ xương thấp hơn bình thường. Mật độ xương sẽ đạt đỉnh điểm khi bạn 35 tuổi.

Đo mật độ xương là phương pháp đo lượng khoáng chất trong xương. Phương pháp này giúp bác sĩ ước tính khả năng gãy xương từ các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Những người bị thiếu xương sẽ có lượng khoáng chất trong xương thấp hơn bình thường, nhưng đây không hải là một tình trạng sức khỏe.

Tuy nhiên, thiếu xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc loãng xương. Tình trạng này gây gãy xương, gù lưng, đau dữ dội và giảm chiều cao.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng thiếu xương là gì?

Thông thường, thiếu xương không gây ra bất cứ triệu chứng nào và chỉ có thể được phát hiện khi làm xét nghiệm đo mật độ xương.

Nguyên nhân

ăn uống

Nguyên nhân gây thiếu xương là gì?

Nguyên nhân y tế

Đôi khi các tình trạng sức khỏe hoặc việc điều trị có thể kích hoạt thiếu xương:

  • Các rối loạn ăn uống, như chán ăn hoặc cuồng ăn, có thể khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng giúp xương khỏe mạnh.
  • Bệnh celiac không được điều trị. Những người mắc bệnh này có thể làm hư ruột non nếu ăn thực phẩm có chứa gluten.
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Hóa trị. Tiếp xúc với bức xạ có thể có ảnh hưởng đến mật độ xương.
  • Một số loại thuốc bao gồm các steroid như hydrocortisone hoặc prednisone và thuốc chống động kinh như carbamazepine, gabapentin hoặc phenytoin.

Nguyên nhân lối sống

Các vấn đề trong chế độ ăn uống, lười tập thể dục và thói quen sống không lành mạnh có thể gây ra thiếu xương, cụ thể:

  • Thiếu canxi hoặc vitamin D
  • Lười tập thể dục
  • Hút thuốc lá
  • Uống quá nhiều rượu
  • Uống đồ uống có gas

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị thiếu xương?

Một số yếu tố sẽ khiến bạn có nguy cơ bị thiếu xương cao hơn, như:

  • Nữ giới. Phụ nữ gốc Á hoặc da trắng sẽ có nguy cơ cao có mật độ xương thấp
  • Tiền sử gia đình có mật độ xương thấp
  • Trên 50 tuổi
  • Mãn kinh trước 45 tuổi
  • Cắt bỏ buồng trứng trước khi mãn kinh
  • Không tập thể dục
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu canxi và vitamin D
  • Hút thuốc hoặc sử dụng các dạng thuốc lá khác
  • Uống quá nhiều rượu hoặc caffeine

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán thiếu xương?

Theo các chuyên gia, những đối tượng nên đo mật độ xương gồm:

  • Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên
  • Phụ nữ dưới 65 tuổi, đã mãn kinh và có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ
  • Phụ nữ đã mãn kinh và bị gãy xương do các hoạt động bình thường

Bác sĩ cũng có thể đề nghị đo mật độ xương cho một số trường hợp khác.

Xét nghiệm DEXA

Đây là một thủ thuật đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng. DEXA là phương pháp phổ biến nhất để đo mật độ xương.

Bác sĩ thường chỉ định DEXA để đo mật độ xương ở cột sống, hông, cổ tay, ngón tay, cẳng chân hoặc gót chân. Phương pháp này cũng sẽ so sánh mật độ xương của bạn với mật độ xương của một người 30 tuổi, cùng giới tính và chủng tộc.

Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng xương:

  • +1.0 đến –1.0: mật độ xương bình thường
  • –1.5 đến –2.5: mật độ xương thấp (thiếu xương)
  • Từ –2.5 trở đi: loãng xương

Nếu bạn bị thiếu xương, bác sĩ sẽ yêu cầu làm đánh giá FRAX. Đây là thủ thuật dùng kết quả mật độ xương của bạn và các yếu tố nguy cơ khác để xác định nguy cơ gãy xương hông, cột sống, cẳng tay và vai trong vòng 10 năm.

Dựa vào kết quả FRAX, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Những phương pháp nào giúp điều trị thiếu xương?

thực phẩm giàu canxi

Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa thiếu xương tiến triển thành loãng xương.

Phần đầu tiên của điều trị liên quan đến lựa chọn chế độ ăn uống và tập thể dục. Nguy cơ gãy xương khi bạn bị thiếu xương là khá nhỏ, vì vậy các bác sĩ thường không kê đơn thuốc trừ khi mật độ xương rất gần với mức độ loãng xương.

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đủ canxi và vitamin D cho cơ thể thông qua:
    • Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa ít béo hoặc tách béo
    • Cải bông xôi hoặc bông cải xanh
    • Các loại đậu
    • Cá hồi
    • Trứng
    • Các loại cá béo, như cá hồi, cá mòi
    • Nước cam, ngũ cốc, bánh mì
  • Sử dụng thực phẩm chức năng
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Giảm uống rượu bia và đồ uống có gas

Thuốc

Thuốc kê đơn đôi khi được sử dụng để điều trị thiếu xương nếu xương bắt đầu yếu đi, gồm:

  • Alendronate
  • Ibandronate
  • Raloxifene
  • Risedronate
  • Axit zoledronic

Khi dùng các thuốc này, bạn có thể mắc tác dụng phụ như các vấn đề về tiêu hóa, đau xương và khớp. Chúng cũng có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi.

Phòng ngừa

Làm thế nào để phòng ngừa thiếu xương?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa loãng xương là tránh hoặc ngăn chặn bất kỳ nguyên nhân nào gây ra nó. Nếu bạn đang hút thuốc, uống nhiều rượu bia hoặc caffeine, hãy từ bỏ thói quen xấu này. Nếu bạn dưới 35 tuổi, xương vẫn có thể tái tạo.

Nếu bạn ở độ tuổi trên 65 tuổi, bác sĩ có thể sẽ đề nghị quét DEXA ít nhất một lần để phát hiện thiếu xương.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Osteopenia. https://www.health.harvard.edu/womens-health/osteopenia-when-you-have-weak-bones-but-not-osteoporosis. Ngày truy cập 18/5/2020

Osteopenia. https://familydoctor.org/condition/osteopenia/. Ngày truy cập 18/5/2020

Osteopenia. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499878/. Ngày truy cập 18/5/2020

 

 

 

 

 

Phiên bản hiện tại

24/05/2021

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM

Top 4 Bệnh viện, Phòng khám Cơ xương khớp uy tín tại Hà Nội


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo