backup og meta

Gãy xương cổ

Gãy xương cổ

Tìm hiểu chung

Gãy xương cổ là gì?

Đốt sống cổ có bảy xương. Chúng nâng đỡ đầu và kết nối đầu với vai và cơ thể. Gãy xương hoặc vỡ một trong các đốt sống cổ được gọi là gãy cổ.

Bất kỳ tổn thương nào ở đốt sống cổ đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng vì tủy sống chạy qua lõi của các đốt sống, kết nối hệ thống thần kinh trung ương giữa bộ não và toàn bộ cơ thể. Tổn thương tủy sống có thể dẫn đến tê liệt hoặc tử vong. Tổn thương tủy sống ở cấp độ cột sống cổ có thể dẫn đến tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn toàn bộ cơ thể từ cổ trở xuống.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của gãy cổ?

Đau cổ là triệu chứng chính thường có của gãy xương cổ. Điều này có thể kết hợp với các triệu chứng thần kinh. Bạn có thể có thương tích khác ở cột sống hoặc các bộ phận khác của cơ thể kèm với gãy xương cổ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong một tình huống chấn thương, cổ nên được cố định cho đến khi chụp được chụp X-quang và khám. Nhân viên cấp cứu y tế sẽ biết cách xử trí phù hợp khi gặp một người bất tỉnh do chấn thương ở cổ. Nạn nhân có thể gặp cú sốc và bị tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra gãy cổ ?

Gãy xương cổ thường là kết quả của chấn thương tốc độ cao như tai nạn ô tô hay té ngã. Gãy xương cổ có thể xảy ra nếu:

  • Một cầu thủ bóng đá đập đầu với một cầu thủ khác.
  • Một cầu thủ khúc quân cầu bị tấn công từ phía sau và đâm vào các tấm ván.
  • Một vận động viên thể dục dụng cụ lỡ nhịp trên thanh cao và bị ngã xuống.
  • Một thợ lặn đập đầu vào đáy hồ bơi cạn.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của gãy cổ?

Gãy cổ là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở các vận động viên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy cổ?

Bệnh nhân tỉnh táo với một chấn thương cổ cấp tính có thể có hoặc không có triệu chứng đau cổ nặng. Họ có thể bị đau lan từ cổ xuống vai hoặc cánh tay do đốt sống chèn ép một dây thần kinh. Họ có thể có vết thâm tím và sưng ở mặt sau của cổ. Bác sĩ sẽ khám thần kinh toàn diện để đánh giá chức năng thần kinh và có thể yêu cầu các chẩn đoán hình ảnh như MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), để xác định mức độ chấn thương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy cổ?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào đốt sống cổ nào bị tổn thương và loại gãy xương. Gãy xương do lực đè nén nhẹ có thể được điều trị bằng một nẹp cổ đeo từ 6 đến 8 tuần cho đến khi  xương  lành. Một gãy xương phức tạp hơn hoặc mở rộng có thể sử dụng kéo chỉnh phẫu thuật, bó bột 2-3 tháng hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của gãy xương cổ?

Cải tiến thiết bị và thay đổi quy tắc trong thể thao làm giảm số lượng gãy xương cổ liên quan đến thể thao trong vòng 20 năm qua. Bạn có thể giúp bảo vệ bản thân và gia đình của bạn nếu bạn:

  • Luôn đeo dây an toàn khi lái xe hoặc ngồi trên xe.
  • Không bao giờ lặn trong khu vực hồ bơi cạn và bảo đảm những người trẻ được giám sát đúng khi bơi và lặn.
  • Mang dụng cụ bảo hộ thể thao thích hợp và tuân theo tất cả các quy định an toàn như có người giám sát và thảm nệm hỗ trợ thích hợp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cervical fracture. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00414. Ngày truy cập 27/10/2017

Cervical fracture. http://spinecenter.ucla.edu/cervical-fracture. Ngày truy cập 27/10/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được - dấu hiệu không nên bỏ qua

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo