backup og meta

Bạn biết gì về cơn đau lưng không rõ nguyên nhân?

Bạn biết gì về cơn đau lưng không rõ nguyên nhân?

Nhiều người trên thế giới hiện nay đang phải sống chung với bệnh đau lưng. Vì vậy, nếu bạn bị đau lưng thì đó là điều bình thường và bạn không cần phải sợ rằng là người duy nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu rõ hơn về chứng đau lưng khó chịu này thông qua bài viết sau.

Đau lưng không rõ nguyên nhân là gì?

Đau lưng không có lý do cụ thể hoặc đau lưng không đặc hiệu là tình trạng đau vùng thắt lưng mà không tìm được nguyên do. Đau có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể gây khó khăn cho bạn khi di chuyển lưng hoặc chân.

Tùy thuộc vào thời gian đau, đau lưng không đặc hiệu có thể được chia thành ba loại:

  • Đau lưng cấp tính: loại đau lưng này thường kéo dài dưới 6 tuần;
  • Đau lưng bán cấp: cơn đau kéo dài 6-12 tuần;
  • Đau lưng mãn tính: cơn đau thường kéo dài trong ít nhất 12 tuần.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đau lưng không đặc hiệu?

Đau lưng không đặc hiệu, tức là đau lưng có nguyên nhân, nhưng bạn sẽ không biết được đâu là nguyên nhân cụ thể trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau lưng của mình.

Thông thường, cơn đau lưng của bạn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau:

  • Chấn thương;
  • Bong gân và trật vẹo trong vùng thắt lưng;
  • Tư thế vẹo: khi bạn ngồi, đứng, hoặc đi bộ với tư thế xấu kéo dài hoặc lặp đi lặp lại.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân thứ cấp xuất phát từ các bệnh:

  • Thoái hóa đốt sống: là một phần của quá trình lão hóa ảnh hưởng đến các khớp xương và đĩa trong cột sống;
  • Thoát vị đĩa đệm: xảy ra khi đĩa đệm trật ra bên ngoài thông qua vết nứt;
  • Hẹp cột sống: khi các kênh cột sống bị thu hẹp và gây áp lực lên cột sống;
  • Vẹo cột sống: cột sống có hình dạng bất thường.

Các triệu chứng thường gặp

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đau lưng không rõ nguồn gốc là đau vùng lưng. Bạn có thể cảm thấy đau ở lưng, vùng xung quanh hoặc đôi khi đau lan xuống chân và bàn chân.

Chẩn đoán về đau lưng không đặc hiệu

Bác sĩ có thể chẩn đoán đau lưng không đặc hiệu qua khám thực thể và xét nghiệm.

Tiền sử bệnh

Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh qua một số thông tin mà bạn cung cấp như:

  • Phần lưng cảm thấy đau nhất;
  • Các triệu chứng đau, yếu, hoặc bị tê;
  • Khoảng thời gian cơn đau bắt đầu;
  • Tần số cơn đau;
  • Thời gian đau;
  • Những hoạt động làm cơn đau lưng tăng lên;
  • Những hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau lưng;
  • Trường hợp nào giúp bạn giảm cơn đau;
  • Bạn đã từng bị chấn thương, tai nạn ở cổ, lưng, chân, hông trước khi đến khám hay không;
  • Bạn có đang mắc các căn bệnh khác như nhiễm trùng hoặc ung thư hay không.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sau khi đã nắm rõ bệnh sử của bạn. Khi khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số động tác như ngồi xuống, uốn cong về phía trước, uốn cong về phía sau và một số động tác khác có sử dụng lưng để xem chuyển động của bạn.

Các xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, CT (chụp cắt lớp vi tính) hoặc quét MRI (chụp cộng hưởng từ) có thể giúp xác định nguyên nhân chính xác của bệnh đau lưng.

Điều trị dành cho đau lưng không đặc hiệu

Phương pháp điều trị hiệu quả có sẵn để giúp bạn cải thiện chứng đau lưng không nguyên nhân cụ thể bao gồm:

Đắp nóng hoặc lạnh

Bạn có thể sử dụng một miếng gạc nóng hoặc lạnh để đắp lên phần lưng bị đau. Những miếng gạc này sẽ giúp giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu, nước và chất dinh dưỡng đến vùng đau. Bạn nên nhớ sử dụng miếng vải mỏng để đặt giữa vật chườm và da bởi vì các vật nóng hoặc lạnh có thể làm

hỏng làn da của bạn.

Vật lý trị liệu

Những bài tập thích hợp có thể giúp tăng cường cơ bắp hỗ trợ cho lưng; giảm đau và tăng phạm vi chuyển động. Sau những bài tập này, bạn có thể thực hiện một số động tác thường nhật mà bạn không thể làm trước khi điều trị.

Thuốc

Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc qua đường uống hoặc đường tiêm để giảm viêm hoặc thư giãn cơ bắp.

Phẫu thuật

Hầu hết những người bị đau lưng không đặc hiệu không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán thoát

vị đĩa đệm, hẹp ống cột sống, hoặc bệnh thoái hóa đĩa thì bạn có thể phải phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.

Phương pháp điều trị khác

Bạn thể xem xét một số phương pháp điều trị khác nếu các phương pháp điều trị kể trên không hiệu quả, phổ biến nhất là châm cứu, kích thích điện, hay nắn xương.

Đau lưng không rõ nguyên nhân rất phổ biến và mang đến cho bạn nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể bị đau vùng lưng dưới, đau những vùng lưng khác hoặc đau lan xuống chân. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì hiện nay đã có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

  • Dr Federico Balagué, MD; Anne F Mannion, PhD; Ferran Pellisé, MD; Christine Cedraschi, PhD. Non-specific low back pain. The Lancet. 2012 February 4-10; 379 (9814): 482–491.
  • What Is Back Pain? Fast Facts: An Easy-to-Read Series of Publications for the Public. https://www.niams.nih.gov/health_info/back_pain/back_pain_ff.asp. Ngày truy cập 09/12/2016.
  • Types of Back Pain: Acute Pain, Chronic Pain, and Neuropathic Pain. http://www.spine-health.com/conditions/chronic-pain/types-back-pain-acute-pain-chronic-pain-and-neuropathic-pain. Ngày truy cập 09/12/2016.
  • ‘No-Cause’ Back Pain Really Hurts. http://www.webmd.com/back-pain/news/20021028/no-cause-back-pain-really-hurts. Ngày truy cập 09/12/2016.
  • Back Pain. https://medlineplus.gov/backpain.html. Ngày truy cập 09/12/2016.
  • Burton AK, Tillotson KM, Main CJ, Hollis S. Psychosocial predictors of outcome in acute and subchronic low back trouble. Spine (Phila Pa 1976). 1995 Mar 15; 20(6): 722-8.

Phiên bản hiện tại

05/06/2021

Tác giả: Trinh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: phuong le


Bài viết liên quan

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được - dấu hiệu không nên bỏ qua

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 05/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo