backup og meta

Đoạn chi

Đoạn chi

Tìm hiểu chung

Đoạn chi là gì?

Đoạn chi là phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ hoặc một phần cánh tay hoặc cẳng chân, bàn chân, bàn tay, ngón chân, hoặc ngón tay. Điều trị này là lựa chọn cuối cùng để điều trị chấn thương, bệnh tật, nhiễm trùng hoặc để loại bỏ những khối u của xương và cơ bắp.

Biến chứng có thể

Những biến chứng của đoạn chi là gì?

Các biến chứng phổ biến của phẫu thuật đoạn chi là bệnh nhân bị mất một phần hoặc toàn bộ cánh tay, chân, bàn chân, bàn tay, ngón chân hoặc ngón tay.  Đoạn chi có thể kéo theo một số biến chứng khác bao gồm:

  • Biến chứng về tim mạch, ví dụ như đau tim hoặc suy tim trong trường hợp tim khó bơm máu đi khắp cơ thể;
  • Xuất hiện các cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch);
  • Nhiễm trùng vùng phẫu thuật;
  • Viêm phổi (phổi bị nhiễm trùng);
  • Kéo theo cuộc phẫu thuật khác.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân phẫu thuật

Nguyên nhân nào khiến bạn phải đoạn chi?

Nguyên nhân khiến bạn phải đoạn chi có thể là:

  • Thiếu máu cục bộ nghiêm trọng, gây đoạn chi dưới;
  • Chấn thương gây ra đoạn chi trên;
  • Người bị tiểu đường loại 1 hay tiểu đường loại 2 do lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu, làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ thể;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Chấn thương nặng (ví dụ như tai nạn xe cộ hoặc bỏng nặng);
  • Có khối u trong xương hoặc trong cơ của chi;
  • Nhiễm trùng nặng không điều trị được bằng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác;
  • U dây thần kinh;
  • Bỏng lạnh.

Yếu tố nguy cơ

Những ai thường phải đoạn chi?

Đoạn chi rất phổ biến, chủ yếu ở nam giới nhiều hơn. Đoạn chi có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, cụ thể là từ độ tuổi 70 trở lên. Bạn có thể phòng ngừa đoạn chi bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đoạn chi?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đoạn chi, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tim;
  • Nhiễm trùng;
  • Tuổi tác : độ tuổi 70 trở lên;
  • Giới tính: Nam có nguy cơ cao hơn so với nữ .;
  • Tiền sử phẫu thuật đoạn chi: đoạn chi trên đầu gối có nguy cơ cao hơn so với đoạn chi dưới gối.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đoạn chi được chẩn đoán như thế nào?

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm toàn diện để xác định mức độ đoạn chi thích hợp, bao gồm:

  • Đo huyết áp ở các phần khác nhau của chi;
  • Đo lưu lượng máu bằng cách sử dụng chất phóng xạ Xenon 133;
  • Đo áp lực oxy dưới da;
  • Đo hệ thống vi tuần hoàn bằng laser Doppler;
  • Đo hệ thống vi tuần hoàn của da bằng cách thực hiện nghiên cứu huỳnh quang da;
  • Đo khả năng tưới máu;
  • Đo nhiệt độ da.

Phẫu thuật đoạn chi diễn ra như thế nào?

Phẫu thuật đoạn chi bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nếu cần thiết;
  • Vật lý trị liệu ngay sau khi phẫu thuật, bao gồm: căng cơ nhẹ nhàng, một số bài tập đặc biệt và giúp bệnh nhân biết cách leo lên hoặc xuống giường, biết cách leo lên hoặc xuống khỏi xe lăn, cách để chuyển trọng lượng trên chi còn lại và làm thế nào để tự thay quần áo.
  • Thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật: cách chăm sóc cho vết mổ, thay băng, tắm rửa, mức độ hoạt động và vật lý trị liệu.
  • Dùng thuốc giảm đau bác sĩ đã kê.

Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào như sốt hoặc/và ớn lạnh; da bị đỏ, sưng, chảy máu hoặc tiết dịch từ vết mổ; đau quanh mỏm cụt; tê hoặc/và ngứa ran ở tay hoặc chân còn lại.

Chế độ sinh hoạt hậu phẫu

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn sống cùng đoạn chi?

Sau phẫu thuật, bạn nên thay đổi lối sống như sau để mau phục hồi và giữ gìn sức khỏe:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với ít chất béo bão hòa và cholesterol, đồng thời lượng calo không vượt quá yêu cầu calo hàng ngày của cơ thể;
  • Bỏ thuốc lá;
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý;
  • Luyện tập thể thao đều đặn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Amputation Overview. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/definition-amputation. Ngày truy cập: 15/7/2016.

Limb Salvage and Amputation for Vascular Disease. http://www.mayoclinicproceedings.org/article/S0025-6196(12)65370-1/abstract. Ngày truy cập: 15/7/2016.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Uyên Phạm

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được - dấu hiệu không nên bỏ qua

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Uyên Phạm · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo