backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không?

Bạn đọc hỏi

Chào Bác sĩ! Tôi muốn cải thiện tiêu hóa và sức đề kháng cho cơ thể nên thường xuyên uống gừng tươi pha nước ấm. Xin hỏi Bác sĩ, uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không? Có tác dụng cải thiện tiêu hóa và miễn dịch như tôi mong đợi không? Tôi nên uống nước gừng vào lúc nào thì tốt nhất? Cảm ơn Bác sĩ!

(Ngọc Lan – TP.HCM)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không của độc giả Ngọc Lan, Bác sĩ Lai Ngọc Hiền, hiện đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM trả lời cụ thể như sau:

Từ xưa đến nay, gừng  là vị thuốc và cũng là thực phẩm, gia vị rất tốt cho sức khỏe. Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose, họ gừng (Zingiberaceae).

>>> Đọc thêm: Uống nước gừng mật ong hàng ngày có tốt không?

Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc; được trồng ở khắp nơi. Gừng dùng làm ấm tỳ vị chữa chứng lạnh bụng, khó tiêu, nôn và tiêu chảy. Ngày nay, khoa học vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu về gừng với những hiệu quả hỗ trợ và cải thiện sức khỏe. Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g gừng chứa:

Kali: 316 mg

Fe: 2.5 mg

Phospho: 8 mg

Canxi: 60 mg

Vitamin  C: 5.3 mg

Vitamin  PP: 0.7 mg

Vitamin  B2: 0.04 mg

Vitamin B1: 0.04 mg

Xơ: 3.3 g

Năng lượng: 25 Kcal

Carbohydrate : 5.8 g

Protein: 0.4 g

Lipid: 0 g

uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không

Như vậy, ta thấy gừng cung cấp năng lượng rất thấp, và chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, gừng còn chứa axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaol, tinh bột…vv.  Vì vậy, gừng có nhiều tác dụng như:

  • Giúp trẻ hóa làn da, giảm đau, kháng viêm. Đặc tính chống viêm của dược liệu này cũng giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, phong thấp, bệnh Gout và nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ xương khớp.
  • Phòng ngừa một số bệnh về răng miệng,  giúp giảm gàu và kích thích tóc mọc nhanh
  • Tác dụng giã rượu khi say, thúc đẩy quá trình lưu thông máu
  • Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.
  • Ở đường tiêu hóa, gừng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm viêm ở niêm mạc ruột, chống trào ngược dạ dày thực quản, xoa dịu cơn đau bụng, đau dạ dày. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ợ chua, khó tiêu.
  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường típ 2, rối loạn lipid máu và hỗ trợ quá trình giảm cân.
  • Đối với hệ thần kinh, gừng có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt, xoa dịu cơn đau đầu…

>>> Đọc thêm: Tác dụng của trà gừng: Tốt nhưng đừng uống quá nhiều

Vị thuốc này có thể điều chỉnh chứng béo phì thông qua các cơ chế tiềm năng khác nhau bao gồm tăng sinh nhiệt, tăng phân giải lipid, ức chế tạo mỡ, ức chế hấp thu chất béo ở ruột và kiểm soát sự thèm ăn. Một vài nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng hạ đường huyết, tăng cường tổng hợp insulin ở chuột đực và có hoạt tính chống oxy hóa cao, làm giảm tổng lượng Cholesterol và LDL-cholesterol trong huyết thanh. Việc cho ăn chiết xuất Zingiber làm tăng sự bài tiết Cholesterol qua phân. Do đó cho thấy gừng có vai trò trong sự điều hòa hấp thu.

uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không

Một số hoạt chất trong gừng có khả năng làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến toàn bộ các cơ quan trọng nên có tác dụng làm ấm cơ thể…

>>> Đọc thêm: Uống nước gừng có giảm cân không?

Vậy uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không? Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng gừng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng không đúng cách.

Nên dùng khoảng dưới 10 g trong ngày với hình thức sắc uống hay hãm trà nhằm tránh một số phản ứng bất lợi khi dùng liều cao như: ợ nóng, kích ứng niêm mạc miệng, đầy hơi, khó chịu trong dạ dày và táo bón, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu đối với các trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa hay người có rối loạn đông máu.
Tóm lại, bạn có thể uống nước gừng hàng ngày với hàm lượng vừa đủ để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Uống nước gừng vò lúc nào thì tốt? Để nước gừng phát huy hiệu quả với sức khỏe, bạn nên uống vào buổi sáng sớm, trước khi ăn.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không và biết sử dụng đúng cách để tránh các tác dụng phụ cho sức khỏe.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

– Iranloye, B.O., Arikawe, A.P., Rotimi, G. and Sogbade, A.O., 2011. Anti-diabetic and anti-oxidant effects of Zingiber officinale on alloxan-induced and insulin-resistant diabetic male rats. Nigerian journal of physiological sciences, 26(1).

– Sharma, I., Gusain, D. and Dixit, V.P., 1996. Hypolipidaemic and antiatherosclerotic effects of Zingiber officinale in cholesterol fed rabbits. Phytotherapy Research, 10(6), pp.517-518.

– Ebrahimzadeh Attari, V., Malek Mahdavi, A., Javadivala, Z., Mahluji, S., Zununi Vahed, S. and Ostadrahimi, A., 2018. A systematic review of the anti‐obesity and weight lowering effect of ginger (Zingiber officinale Roscoe) and its mechanisms of action. Phytotherapy research, 32(4), pp.577-585.

– Wang, J., Ke, W., Bao, R., Hu, X. and Chen, F., 2017. Beneficial effects of ginger Zingiber officinale Roscoe on obesity and metabolic syndrome: a review. Annals of the New York Academy of Sciences, 1398(1), pp.83-98.

– Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – NXB  KH & KT  Hà Nội 1986

– Phần mềm tính toán khẩu phần dinh dưỡng cho người Việt Nam Eiyokun.

Thuốc hay từ củ gừng

https://soyte.laichau.gov.vn/ttksbenhtat/kiem-soat-dich-benh/truyen-thong-giao-duc-suc-khoe/thuoc-hay-tu-cu-gung.html

Ngày truy cập: 16/8/2022

Gừng: Gia vị làm thuốc

https://soyte.hanoi.gov.vn/y-hoc-co-truyen/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/gung-gia-vi-lam-thuoc

Ngày truy cập: 16/8/2022

Gừng: Vị thuốc dân gian trị bách bệnh

http://bvyhct.soytetiengiang.gov.vn/trang-chu/-/asset_publisher/ssL6c4OJsE3q/content/gung-vi-thuoc-dan-gian-tri-bach-benh

Ngày truy cập: 16/8/2022

Phiên bản hiện tại

16/08/2022

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng ra sao để có hiệu quả? Đừng bỏ lỡ!

Hỏi đáp Bác sĩ: Uống nước gừng có giảm cân không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 16/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo