backup og meta

Bạch cầu tăng lympho bào cấp tính

Tìm hiểu chung

Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính là gì?

Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính là một dạng của bệnh bạch cầu cấp tính (tình trạng nghiêm trọng liên quan đến sự phát triển không bình thường của bạch cầu). Tuy nhiên, cũng có thể xem bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính như là khuôn mẫu để tiếp cận các dạng ung thư bạch cầu khác (như bệnh Hodgkin).

Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính là bệnh ung thư máu ác tính thường do rối loạn trong quá trình trưởng thành tế bào bạch cầu gây ra.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính là gì?

Bệnh thường tiến triển thầm lặng và ít có những dấu hiệu cảnh báo trong quá trình tăng trưởng.

Các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu bao gồm hậu quả của suy tủy xương và tế bào chưa trưởng thành, thiếu máu từ trung bình đến nặng, giảm bạch cầu, tiểu cầu.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh giống nhau ở trẻ em và người lớn, không có sự khác biệt đáng kể so với những dạng khác của bệnh bạch cầu ác tính. Các triệu chứng có thể được tổng hợp thành các hội chứng sau đây:

Hội chứng truyền nhiễm (do thiếu bạch cầu làm suy giảm hệ miễn dịch gây nhiễm trùng huyết)

Các triệu chứng của bệnh như sốt, nhịp tim nhanh, môi nứt nẻ, miệng bạch sản dạng lông, thiểu niệu, yếu và dễ mệt mỏi, giảm thèm ăn, viêm nướu và màng nhầy hầu miệng.

Xuất huyết

Nguời bệnh thường xuất huyết, thâm tím hoặc có chấm xuất huyết dưới da trên khắp cơ thể đặc biệt là các chi dưới (tình trạng xuất huyết dưới da).

Một số triệu chứng khác như phì đại lợi, tiểu ra máu, xuất huyết trực tràng, chảy máu cam do giảm tiểu cầu.

Xuất huyết nội

Người bệnh trở nên xanh xao tương thích với từng giai đoạn thiếu máu. Nếu thiếu máu nặng, người bệnh có thể khó thở và mắc suy tim sung huyết. Trong một số trường hợp, bạn sẽ nghe thấy tiếng tim bất thường (trong tâm thu).

Hội chứng liên quan đến ung thư

Một số triệu chứng của hội chứng này bao gồm;

  • Hạch và lách to, mở rộng không đối xứng, di chuyển được, không đau;
  • Suy gan do thiếu máu;
  • Sưng bìu;
  • Khớp sưng, biến dạng và di chuyển hạn chế (đau xương ở trẻ em. Bạn cần chú ý rằng đây không phải là triệu chứng cụ thể ở bệnh nhân lớn tuổi vì người cao tuổi thường loãng xương);
  • Biến dạng xương mặt có thể dẫn đến mắt lồi.

Một số người có thể bị đau đầu và/hoặc nôn mửa và hầu hết họ có viêm hạch lan tỏa và lách to khi khám lâm sàng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính?

Các nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là những bất thường trong di truyền.

Sự hiện diện các bất thường di truyền tế bào gồm hai cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Cấp độ phân tử: số lượng DNA tăng bất thường theo cấp số nhân trong tế bào (gọi là thể dị bội DNA.), trong đó đa bội phổ biến hơn và giảm bội hiếm hơn;
  • Cấp độ tế bào: nguyên nhân thứ hai đối với hầu hết các trường hợp có biểu hiện DNA bình thường. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân này, nhân hay một số tế bào có những thay đổi bất thường về cấu trúc và chức năng.

Hầu hết các bất thường về di truyền tế bào nói trên đều liên quan đến đột biến gen tiền ung thư, kinase hoạt động hoặc các yếu tố phiên mã. Lỗi bắt chéo sai là nguyên nhân phổ biến nhất gây đột biến cấu trúc ở trẻ em.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính?

Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, đặc biệt ở độ tuổi dưới 15 (thường gặp bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính-tế bào lympho B), chiếm 1/3 tổng số ung thư phổ biến xảy ra ở trẻ em.

2 độ tuổi có tỉ lệ mắc bệnh bạch cầu tăng lympho cấp tính cao, bao gồm:

  • Dưới 10 tuổi;
  • Trên 50 tuổi, nhưng tỉ lệ thấp hơn nhiều.

Trẻ từ 3 đến 7 tuổi thường dễ mắc bệnh này. Mặc dù vậy, bệnh vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Những người trưởng thành có nhiều khả năng mắc bệnh bạch cầu dạng tủy cấp tính. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua bệnh bạch cầu tăng lympho cấp tính trong chẩn đoán.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu lympho bào cấp tính thường liên quan đến nhau. Những yếu tố này gồm các loại:

Nguy cơ tiêu chuẩn

  • Từ 1-10 tuổi;
  • Nữ giới;
  • Không có hoặc ít triệu chứng thần kinh trung ương;
  • ADN đa bội.

Nguy cơ cao

  • Bạch cầu đa nhân trung tính giảm đáng kể;
  • Ít hơn 1 hoặc> 10 tuổi;
  • Nam giới;
  • Có triệu chứng thần kinh trung ương;
  • Xuất hiện hàng loạt khối trung thất;
  • ADN giảm bội.

Đến nay, yếu tố riêng biệt nhất trong các yếu tố nguy cơ được liệt kê là tuổi tác và số lượng bạch cầu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính?

Bệnh có thể được chẩn đoán với các xét nghiệm như:

  • Công thức máu;
  • Màng máu và hút tủy;
  • Làm dấu ấn miễn dịch tế bào và di truyền phân tích (sử dụng chỉ thị sinh học);
  • Ước lượng nồng độ dehydrogenase lactic (LDH) và mức axit uric;
  • Tìm khối u phát triển: kết hợp các kết quả thử nghiệm trên với khám sức khỏe, các dấu hiệu lách và hạch to, bác sĩ sẽ chụp X-quang để tìm khối u trong cơ thể người bệnh.

Ở trẻ em, có thể chẩn đoán bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính dễ dàng. Ở người lớn, rất khó để bác sĩ phân biệt bạch cầu tăng lympho bào cấp tính với bạch cầu dạng tủy cấp tính và các dạng khác của bệnh bạch cầu ác tính.

Tình trạng chẩn đoán sai thường xảy ra vì có rất nhiều loại ung thư, ví dụ như:

  • Khối u phi bạch huyết bị nhầm lẫn với bạch cầu tăng lympho bào cấp tính;
  • Tế bào bạch huyết bình thường có thể gần giống nguyên bạch cầu (về hình thái).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính?

Ở trẻ em, mặc dù bệnh bạch cầu tăng lympho có thể gây tử vong do nhiều tác hại nghiêm trọng, nhưng vẫn có phương pháp để kiểm soát bệnh.

Hơn 80% trẻ khỏi bệnh sau khi kết thúc hoàn toàn khóa điều trị glucocorticoid từ 2-3 năm. Tiên lượng ở người lớn thấp hơn nhiều, chỉ có 30-40% cơ hội sống sót lâu dài.

Tuy nhiên, những trẻ khỏi bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ác tính thứ cấp, đặc biệt là u thần kinh đệm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn sau khi điều trị một thời gian;
  • Báo cho bác sĩ nếu có các triệu chứng mới hoặc cảm thấy không khỏe trong khi dùng thuốc;
  • Dùng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn. Việc dừng thuốc có thể gây tái phát bệnh;
  • Liên lạc với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hematology in Clinical Practice 5th Ed (LANGE). Bản tải về. Chương 25. Trang 320.

Hanoi medical University MD. Nguyen Ba Duc Acute Leukemia | Presentations of Oncology.

Harrison CJ. The detection and significance of chromosomal abnormalities in childhood acute lymphoblastic leukaemia. Blood Rev 2001.

Harrison CJ, Moorman AV, Barber KE, et al. Interphase molecular cytogenetic screening for chromosomal abnormalities of prognostic significance in childhood acute lymphoblastic leukaemia: a UK Cancer Cytogenetics Group Study. Br J Haematol 2005.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn nên biết

Người bị ung thư phổi nên kiêng ăn gì và ăn gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo