backup og meta

Ung thư mô liên kết

Ung thư mô liên kết

Tìm hiểu về bệnh ung thư mô liên kết

Bệnh ung thư mô liên kết là gì?

Ung thư mô liên kết (RMS) là một loại ung thư hiếm gặp hình thành trong mô mềm – cụ thể là mô cơ xương hoặc đôi khi trong các cơ quan trống như bàng quang hoặc tử cung. Ung thư mô liên kết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường ảnh hưởng đến trẻ em.

Mặc dù ung thư mô liên kết có thể phát sinh bất cứ nơi nào trong cơ thể, nhưng trong nhiều trường hợp, ung thư phát triển ở:

  • Vùng đầu và cổ
  • Hệ thống tiết niệu, chẳng hạn như bàng quang
  • Hệ thống sinh sản, chẳng hạn như âm đạo, tử cung hoặc tinh hoàn
  • Tay và chân

Sau khi hoàn thành điều trị, người bệnh cần theo dõi suốt đời về các tác động muộn tiềm ẩn của hóa trị và xạ trị cường độ cao.

Triệu chứng ung thư mô liên kết

Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư mô liên kết là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư mô liên kết phụ thuộc vào vị trí ung thư. Chẳng hạn như nếu ung thư ở vùng đầu hoặc cổ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Nếu ung thư ở hệ thống tiết niệu hoặc sinh sản, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó tiểu và máu trong nước tiểu
  • Khó khăn khi đi tiêu
  • Chảy máu hoặc máu đóng cục trong âm đạo hoặc trực tràng

Nếu ung thư ở cánh tay hoặc chân, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  •     Sưng hoặc xuất hiện khối u ở cánh tay hoặc chân
  •     Đau ở vùng bị ảnh hưởng, mặc dù đôi khi không gây đau

Nguyên nhân gây ung thư mô liên kết

Nguyên nhân nào gây ung thư mô liên kết?

Các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư mô liên kết. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn mắc các hội chứng di truyền hiếm gặp sẽ có nguy cơ cao hơn mắc loại ung thư này.

Nguy cơ mắc ung thư mô liên kết

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư mô liên kết?

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em mắc bệnh ung thư mô liên kết không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng nguy cơ của loại ung thư mô liên kết phôi thai dường như gia tăng nếu trẻ có người thân ruột thịt – cha mẹ, anh chị em – bị ung thư, đặc biệt khi người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trước 30 tuổi.

Trong một số ít trường hợp, ung thư mô liên kết có thể được liên kết với u sợi thần kinh, một rối loạn di truyền làm cho các khối u hình thành trên mô thần kinh. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng trong những trường hợp hiếm hoi, ung thư mô liên kết có thể liên kết với một số hội chứng di truyền nhất định như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Beckwith-Wiedemann hoặc hội chứng Costello.

Chẩn đoán và điều trị ung thư mô liên kết

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ung thư mô liên kết?

Các xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện phụ thuộc một phần vào nơi ung thư hình thành. Các xét nghiệm và thủ thuật sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư mô liên kết:

  • Khám thể chất: Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát để phát hiện các dấu hiệu bất thường, bao gồm các triệu chứng bệnh, cục u hoặc bất cứ điều gì có vẻ bất thường. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh sử và các phương pháp điều trị bạn từng thực hiện.
  • X-quang: Bác sĩ sẽ yêu cầu X-quang để quan sát rõ các cơ quan và xương bên trong cơ thể, chẳng hạn như ngực.
  • CT scan (CAT scan): Chụp CT sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ các khu vực bên trong cơ thể, chẳng hạn như ngực, bụng, xương chậu hoặc các hạch bạch huyết, được chụp từ các góc khác nhau. Bạn có thể được tiêm tĩnh mạch hoặc uống thuốc cản quang để giúp các mô và cơ quan hiện rõ trên màn hình.
  • MRI (chụp cộng hưởng từ).
  • Chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron): một thủ thuật để tìm các tế bào khối u ác tính trong cơ thể.
  • Quét xương: một thủ thuật để kiểm tra xem tốc độ phân chia nhanh của các tế bào, chẳng hạn như tế bào ung thư, trong xương.
  • Sinh thiết và chọc dò tủy xương: Bác sĩ sẽ chọc một kim lớn vào xương hông để lấy tủy xương, máu và một mảnh xương nhỏ
  • Chọc dò tủy sống: Thủ thuật này được dùng để lấy dịch tủy từ tủy sống. Bác sĩ sẽ kiểm tra dịch tủy dưới kính hiển vi để kiểm tra dấu hiệu tế bào ung thư.

Nếu các xét nghiệm trên giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư mô liên kết, bạn sẽ cần làm sinh thiết. Một số loại sinh thiết bác sĩ có thể yêu cầu như:

  • Chọc hút bằng kim nhỏ
  • Sinh thiết dùng ống dò
  • Sinh thiết mở
  • Sinh thiết hạch giữ cửa

Những phương pháp nào giúp điều trị ung thư mô liên kết?

Nếu bạn bị ung thư mô liên kết, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dành riêng cho bạn. Phương pháp điều trị sẽ dựa trên sức khỏe tổng thể và tình trạng bệnh của bạn, bao gồm:

  • Giai đoạn bệnh
  • Loại ung thư mô liên kết
  • Nhóm nguy cơ
  • Vị trí khối u

Bác sĩ thường điều trị ung thư mô liên kết bằng cách kết hợp giữa hóa trị và các liệu pháp tác động, chẳng hạn như phẫu thuật, xạ trị hoặc cả hai.

Hóa trị là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư mô liên kết. Bác sĩ có thể yêu cầu hóa trị trước khi phẫu thuật thu nhỏ khối u để có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Phương pháp này cũng được dùng để điều trị khi ung thư đã lan rộng.

Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt. Bác sĩ chỉ yêu cầu phẫu thuật nếu việc loại bỏ khối u không gây bất kì tổn hại đến cơ thể. Nếu khối u lớn, bạn sẽ cần làm hóa trị, xạ trị hoặc cả hai để  thu nhỏ khối u.

Liệu pháp xạ trị được sử dụng cùng với hóa trị liệu để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật. Bác sĩ cũng có thể chỉ định liệu pháp này sau phẫu thuật, cùng với hóa trị để điều trị phần khối u còn lại. Nếu bạn không thể phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn điều trị bằng xạ trị.

Biến chứng ung thư mô liên kết

Biến chứng ung thư mô liên kết là gì?

Ung thư biểu mô liên kết nếu không điều trị hoặc điều trị không kịp thời sẽ khiến các tế bào ung thư di căn. Đây là giai đoạn cuối của ung thư và tỷ lệ sống của người bệnh không cao.

Ngoài ra, việc điều trị bệnh bằng hóa trị trong thời gian dài cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc nhiều tác dụng phụ của liệu pháp này.

Thực tế, bằng các phương pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh vẫn có thể sống lâu. Việc chữa khỏi bệnh còn tùy thuộc vào loại ung thư, vị trí và mức độ di căn của tế bào ung thư.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rhabdomyosarcoma. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rhabdomyosarcoma/symptoms-causes/syc-20390962. Ngày truy cập 21/05/2019

Rhabdomyosarcoma. https://www.cancer.org/cancer/rhabdomyosarcoma/about/what-is-rhabdomyosarcoma.html. Ngày truy cập 21/05/2019

Rhabdomyosarcoma. http://sarcomahelp.org/rhabdomyosarcoma.html. Ngày truy cập 21/05/2019

Phiên bản hiện tại

27/09/2019

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn nên biết

Người bị ung thư phổi nên kiêng ăn gì và ăn gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 27/09/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo