Vị trí thường trú của vi khuẩn H. pylori là dạ dày. Do đó, một người đang nhiễm khuẩn Hp nếu bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua rất có thể đưa loại khuẩn này lẫn chung với dịch dạ dày đến miệng.
Đường dạ dày – dạ dày
Ở trường hợp này, bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn Hp từ những dụng cụ, thiết bị y tế. Chẳng hạn như, sau khi nội soi người bị nhiễm khuẩn Hp, đầu dò không được khử trùng đúng cách sẽ còn vi khuẩn bám lại. Lúc này, nếu các nhân viên y tế tiếp tục dùng dụng cụ kia để tiến hành chẩn đoán cho người khỏe mạnh, họ sẽ vô tình phát tán vi khuẩn.
Chính vì lý do này, những thiết bị xét nghiệm có thể dùng nhiều lần nên được vệ sinh và tiệt trùng đúng quy cách sau mỗi lần sử dụng.
Làm sao biết mình nhiễm vi khuẩn Hp?

Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm khuẩn Hp, bạn có thể đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:
Xét nghiệm hơi thở
Hầu hết vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày sẽ không thể tồn tại lâu do ảnh hưởng của môi trường axit ở đây. Tuy nhiên, khuẩn H. pylori lại có thể sinh sống được trong dạ dày, nhờ vào đặc tính điều tiết men urease. Loại hoạt chất này có khả năng trung hòa axit giúp khuẩn Hp sống tốt.
Các sản phẩm từ quá trình thủy phân urease do khuẩn H. pylori tạo ra gồm hoạt chất có đuôi chứa ammonia (NH3) và carbon dioxide (CO2). CO2 trong cơ thể được máu vận chuyển đến phổi và thải ra ngoài bằng động tác thở. Do đó, nguyên lý hoạt động của xét nghiệm hơi thở chẩn đoán H. pylori là đo nồng độ CO2 trong hơi thở người thực hiện. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể kết luận chẩn đoán người đó bị nhiễm khuẩn Hp.
Mặt khác, một số loại thuốc giúp giảm tiết axit trong dịch dạ dày có thể can thiệp vào độ chính xác của loại xét nghiệm này. Chẳng hạn như:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Thuốc đối kháng thụ thể H2
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!