backup og meta

Bệnh tiểu đường có lây không và những thắc mắc liên quan

Bệnh tiểu đường có lây không và những thắc mắc liên quan

Số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam cho thấy số người mắc bệnh đang gia tăng chóng mặt. Vì vậy mà nhiều người thắc mắc liệu bệnh tiểu đường có lây không. Họ lo ngại khi phải sống chung hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường có lây từ người này sang người khác, từ cha mẹ sang con cái hay do quan hệ tình dục không? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bản chất bệnh tiểu đường là gì?

Trước khi đi giải đáp bệnh tiểu đường có lây không thì chúng ta cần tìm hiểu bản chất của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là một căn bệnh do cơ thể không sử dụng glucose đúng cách. Đây là loại đường chính trong máu và là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. 

Insulin giống như chìa khóa giúp mở cửa tế bào để glucose có thể đi vào và tạo ra năng lượng. Do vậy, tuyến tụy cần tạo ra đủ hormone insulin và sử dụng hiệu quả insulin này. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể tạo ra insulin hoặc insulin không hoạt động đúng cách, khiến glucose bị kẹt lại trong máu. Điều này làm gia tăng lượng đường trong máu và gây bệnh.

Có 2 loại bệnh tiểu đường chính là:

  • Tiểu đường type 1. Đối với dạng bệnh này, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy giữ nhiệm vụ tạo ra insulin khiến cơ thể không thể sản sinh đủ insulin theo nhu cầu.
  • Tiểu đường type 2. Tuyến tụy vẫn có thể tạo ra insulin, nhưng cơ thể bị kháng insulin và không thể sử dụng hiệu quả nó.

Bệnh tiểu đường có lây không?

bệnh tiểu đường có lây không

Nếu bạn thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không thì câu trả lời là KHÔNG. Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể và không lây.

Bệnh không thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp, qua đường máu hoặc bất kỳ phương tiện nào khác. Vậy nên, bạn sẽ không thể mắc bệnh tiểu đường do lây nhiễm bệnh từ một người đã mắc bệnh khác hoặc truyền bệnh cho những người xung quanh.

Vì sao nhiều người lầm tưởng bệnh tiểu đường lây lan?

Chế độ ăn uống là yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, và những người sống cùng nhau thường sẽ có chung một thực đơn. Điều này khiến nhiều người hoài nghi liệu bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không. Hãy yên tâm rằng chỉ cần bạn duy trì một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng thì sẽ hạn chế được khả năng mắc bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường tình dục không, bệnh tiểu đường quan hệ có lây không cũng là mối lo của nhiều người khi chưa đọc bài viết này. Bạn nên nhớ, bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh do virus, vi khuẩn, nấm mốc gây ra nên không thể lây truyền qua đường tình dục.

Dù vậy, khi quan hệ tình dục bừa bãi, bạn có thể mắc nhiều bệnh khác được lây truyền qua đường tình dục như: viêm gan, mụn rộp hoặc HIV (virus gây ra bệnh AIDS). Hãy bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng bao cao su và chung thủy với một bạn tình nhé.

bệnh tiểu đường có lây không qua đường tình dục

Ngoài ra, bạn sẽ không hiếm gặp tình trạng nhiều người trong cùng một gia đình đều mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một lý do mà nhiều người lo sợ bệnh tiểu đường có lây không? 

Đúng là trong gia đình có một hoặc nhiều thành viên từng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì nhiều nhà khoa học cho rằng tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến gen và các yếu tố môi trường sống. Mà những người cùng huyết thống, cùng sinh sống sẽ có chung điều này. Tuy nhiên, đây chỉ là khả năng di truyền chứ không phải là tình trạng lây nhiễm. 

Với tiểu đường tuýp 2, kể cả gia đình không có ai mắc bệnh nhưng bạn vẫn bị tiểu đường vì có lối sống ít vận động, bị thừa cân, béo phì hay duy trì chế độ ăn uống kém khoa học trong thời gian dài.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

bệnh tiểu đường có lây không và cách phòng ngừa

Không có cách nào giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1. Thậm chí không ai có thể biết được người nào sẽ mắc bệnh, người nào thì không.

Riêng đối với tuýp 2, lối sống chính là yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh bằng cách:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn thực phẩm ít béo, giàu chất dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, sản phẩm từ sữa và protein nạc.
  • Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường. Tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt, nước trái cây có thể dẫn đến tăng cân quá mức, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tăng cường hoạt động thể chất. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hạn chế dành thời gian cho các hoạt động ít vận động như xem TV, chơi game,…

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ bệnh tiểu đường có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả. Có một số lầm tưởng về bệnh tiểu đường và những thông tin sai lệch này đôi khi khiến nhiều người kỳ thị và đối xử không công bằng đối với người mắc bệnh. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Can Diabetes Be Prevented? https://kidshealth.org/en/parents/prevention.html. Ngày truy cập: 10/11/2021

Can I Get Diabetes From Having Sex? https://www.rchsd.org/health-articles/can-i-get-diabetes-from-having-sex/. Ngày truy cập: 10/11/2021

Myths about Diabetes. https://www.diabetes.org/diabetes-risk/prediabetes/myths-about-diabetes. Ngày truy cập: 10/11/2021

Is diabetes communicable? https://sitn.hms.harvard.edu/flash/2020/is-diabetes-communicable/. Ngày truy cập: 10/11/2021

Diabetes: What’s True and False? https://www.hopkinsallchildrens.org/Patients-Families/Health-Library/HealthDocNew/Diabetes-What-s-True-and-False. Ngày truy cập: 10/11/2021

Phiên bản hiện tại

11/11/2021

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

GIẢI ĐÁP NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 - Lựa chọn sữa cho người bệnh tiểu đường type 2

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 11/11/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo