backup og meta

Wasabi

Wasabi

Tên thông thường: wasabi

Tên khoa học: Eutrema japonicum

Tác dụng

Tác dụng của wasabi là gì?

Wasabi là một loại cây trồng có nguồn gốc từ Nhật Bản, chủ yếu được trồng lấy rễ. Rễ được sử dụng để làm nước sốt và gia vị trong một số món ăn. Dùng wasabi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm: wasabi thường được ăn kèm với các món hải sản sống. Trong wasabi có chứa allyl isothiocyanate, một chất kháng khuẩn giúp chống lại tác hại của hải sản sống, giảm nguy cơ bị đau bụng. Bên cạnh đó, wasabi còn trung hòa và tiêu diệt các bào tử nấm mốc, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
  • Phòng ngừa ung thư: hợp chất 6-MSITC trong wasabi có khả năng chống viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào ung thư.
  • Chống viêm khớp: wasabi có khả năng giảm đau khớp nhờ thành phần selenium và magie. Isothiocyanate trong wasabi còn giúp ngăn ngừa bệnh đường ruột và hen suyễn.
  • Phòng ngừa cảm lạnh và dị ứng: wasabi có khả năng chống lại vi khuẩn và mầm bệnh lây lan trong đường hô hấp.
  • Làm chậm quá trình lão hóa: wasabi có chứa một chất chống oxy hóa mạnh – sulfinyl, do đó có thể giảm phản ứng oxy hóa trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và giúp bạn trẻ trung hơn.
  • Điều trị các vấn đề tiêu hóa: wasabi rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu diệt các độc tố và làm sạch ruột.

Wasabi có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của wasabi là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Wasabi có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư và chống viêm. Wasabi cũng làm chậm đông máu và kích thích xương phát triển.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của wasabi là gì?

Wasabi chỉ nên dùng một lượng nhỏ có trong thực phẩm. Nếu dùng với số lượng lớn hơn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì bạn có thể bị ngộ độc.

Dạng bào chế của wasabi là gì?

Wasabi có các dạng bào chế:

  • Tươi
  • Đông lạnh tươi
  • Bột ăn kiêng

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của wasabi là gì?

  • Tổn thương gan: tiêu thụ quá nhiều wasabi nằm điều trị bệnh có thể gây tổn thương gan do nó có chứa hepatotoxin. Chất này có thể an toàn khi dùng lượng nhỏ, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ khiến gan làm việc quá tải, dẫn đến tổn thương gan.
  • Dị ứng: một số người có thể bị ứng với wasabi hoặc các chất có trong nó. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng wasabi.

Thận trọng

Trước khi dùng wasabi, bạn cần biết gì?

Wasabi ở một số nhà hàng hải sản chưa chắc là “hàng chính hiệu’, có thể là một họ hàng của wasabi thuộc họ Brassicaceae.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng wasabi trong thời kỳ mang thai và cho con bú, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Rối loạn chảy máu

Wasabi có thể làm chậm đông máu. Về lý thuyết, wasabi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím ở những người bị rối loạn chảy máu.

Phẫu thuật

Wasabi có thể làm chậm đông máu. Về lý thuyết, wasabi có thể gây chảy máu quá nhiều trong khi phẫu thuật. Ngưng dùng wasabi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Tương tác

Wasabi có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng wasabi.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Wasabi https://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-1525-wasabi.aspx?activeingredientid=1525&activeingredientname=wasabi Ngày truy cập 5/12/2017

Wasabi https://herbpathy.com/Uses-and-Benefits-of-Wasabi-Cid409 Ngày truy cập 5/12/2017

Wasabi. https://www.ucsf.edu/news/2015/04/124956/first-look-wasabi-receptor-brings-insights-pain-drug-development. Ngày truy cập 5/12/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng và những lưu ý

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì để giúp cơ thể nhanh hồi phục?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo